Nội Dung
Switch bill of lading (Switch B/L) có thể được coi là một loại vận đơn đặc biệt. Thường dùng trong trường hợp buôn bán ba bên, bốn bên,… Đây là loại vận đơn khá phức tạp trong quá trình sử dụng, vì vậy khi sử dụng cần đặc biệt lưu ý điều gì? Quy trình switch B/L như thế nào? Hãy cùng Sea Transport tìm hiểu ngay nhé:
Switch B/L là gì?
Vận đơn có thể thay đổi (Switch B/L) là vận đơn cho phép thay đổi một số chi tiết trên B/L như cảng người gửi hàng, người nhận hàng, cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng hàng, ngày kí phát vận đơn…Đây là một hành động. Không phải là một loại B/L cụ thể.
Switch B/L thường được dùng trong trường hợp có nhiều bên tham gia vào hoạt động mua bán một lô hàng. Và bên ở giữa, vì một hoặc nhiều lợi ích của mình, nên chọn giải pháp SWITCH B/L.
Ví dụ: Một người bán/Supplier S bán lô hàng gạo từ VN sang Hong Kong cho một Trader T. Sau đó T bán lại lô này cho khách hàng customer C ở Nhật. T không muốn S và C biết nhau nên T chọn cách SWITCH B/L. Và thực tế, lô hàng này đi thẳng từ VN sang Nhật, chỉ trên một con tàu. Của cùng một hãng tàu, và tàu này không hề ghé bất cứ cảng nào của Hong Kong. Trader T muốn switch B/L vì những lý do sau đây:
-
Không muốn Client C biết về supplier S.
Vì nếu C biết S, C sẽ liên lạc S và mua hàng trực tiếp từ S. Trader bị mất khách Client C.
Khi đó trader sẽ muốn switch/đổi tên Shipper.
-
Khi thanh toán bằng L/C, phải switch B/L:
Trong thanh toán bằng L/C, (trường hợp này sẽ dùng L/C giáp lưng) thì việc switch B/L gần như là một điều bắt buộc. Trader sau khi nhận bộ chứng từ hàng hoá từ Ngân hàng, trong đó có vận đơn gốc, sẽ phải switch vận đơn đó thành vận đơn với mới, phù hợp với yêu cầu của L/C mà Client mở cho trader. Vì nếu không switch, tất cả thông tin trên vận đơn trước đó hoàn toàn không hợp lệ với L/C này.
Khi đó, trader sẽ yêu cầu hãng tàu ít nhất là phải đổi được tên Consignee và tên Shipper, không cần đổi tên cảng bốc, cảng dỡ. (nếu ngay từ ban đầu trader không hề muốn giâu diếm việc mua hàng từ VN do Client biết và chấp nhận việc này, và L/C mở ra quy định cảng bốc hàng ở VN, cảng dỡ hàng ở Nhật).
Còn nếu, ngay từ ban đầu trader đã muốn giâu diếm việc mua hàng từ VN do Client không chấp nhận việc này, và L/C mở ra quy định cảng bốc hàng ở HK, cảng dỡ hàng ở Nhật, thì trader phải yêu cầu hãng tàu phải đổi cả tên Consignee và tên Shipper, tên cảng bốc, cảng dỡ.
-
Giảm thuế nhập khẩu cho Client:
Trong trường hợp giả sử thuế NK mà Nhật đánh vào gạo của Hong Kong thấp hơn thuế NK vào gạo của VN thì Client yêu cầu Trader phải có chuẩn bị được C/O giấy chứng nhận xuất xứ (từ chính quyền Hồng Kong). Chưa biết đoạn về sau Trader có tìm được cách hợp thức hoá C/O của lô hàng trở thành hàng có nguồn gốc từ Hong Kong hay không, nhưng trước hết Trader phải switch được B/L ở bốn mục: tên Consignee và tên Shipper, tên cảng bốc, cảng dỡ.
Về mặt nguyên tắc, switch B/L hành vi vi phạm pháp luật nên hãng tàu (nếu sử dụng Master B/L) hoặc/và Forwader (nếu dùng House B/L) có thể không chấp nhận switch B/L để tránh rủi ro cho họ. Hành vi giả mạo giấy tờ hàng hoá là vi phạm pháp luật và hãng tàu luôn bị liên đới trách nhiệm, nếu lộ việc tiếp tay cho trader. Bởi theo pháp luật hàng hải, nếu chủ tàu/người vận chuyển đã chấp nhận sự thay đổi về một số điểm nào đó trên vận đơn gốc, thì họ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về những thay đổi đó.
Và việc switch tên cảng bốc, cảng dỡ (nếu hãng tàu có đồng ý), thì cũng thường áp dụng cho hình thức thuê tàu Liner (tàu đi một tuyến dài, ghé nhiều cảng), còn với tàu chuyến – tàu đi từ một cảng và đến một cảng thì việc switch tên cảng bốc/dỡ gần như không thể.
Muốn Switch bắt buộc người trader thường phải giành được quyền thuê tàu. Tức là, khi mua hàng của supplier thì mua theo điều kiện nhóm E, F. Còn khi bán hàng lại cho Client thì bán hàng theo nhóm C, D.
-
Đa số các trường hợp switch B/L thường phát sinh từ người NK. Một số ít trường hợp phát sinh từ người XK.
Những trường hợp phát sinh mong muốn switch B/L từ người XK như vậy, hãng tàu thường xem hành động này như là hành động tu chỉnh B/L và thu phí switch như phí tu chỉnh B/L. Ví dụ như người XK có thể yêu cầu Tu chỉnh ngày phát hành B/L cho phù hợp yêu cầu của L/C. Trường hợp người XK không kịp giao hàng theo yêu cầu của L/C, người XK có thể yêu cầu hãng tàu switch ngày phát hành B/L (ngày giao hàng) bằng cách ký lùi (ante-date) ngày ghi trên vận đơn. Đây cũng là một dạng thường gặp của Switch B/L. Khi đó người XK phải là người thuê tàu, đồng thời , khi yêu cầu ante-date, người XK phải làm một thư cam kết bồi thường – Letter of Idemnity.
Quy trình switch B/L cơ bản như sau
- S giao hàng cho hãng tàu đầu VN
- Hãng tàu đầu VN xuất B/L cho S. Trên B/L lúc này ghi:
Shipper: S
Consignee: T
Notyfy party: T
POL: Cảng VN
POD: Cảng HK
- S gửi B/L này (và bộ chứng từ lô hàng) cho T như một quy trình thường thấy.
- T quyết định switch B/L vì các mục đích như đã trình bày ở trên.
T cầm B/L này lên hãng tàu đầu Hong Kong. Sau đó giao nộp lại B/L gốc, và yêu cầu switch B/L này, cho ra một B/L gốc mới. T cung cấp thông tin cho hãng tàu để hãng tàu đổi lại một/một số/hoặc các chi tiết như sau:
Shipper: T
Consignee: C
Notyfy party: C
POL: Cảng HK
POD: Cảng Nhật
Thay đổi tên hàng
Thay đổi nhỏ số lượng
Thay đổi ngày cấp, nơi cấp vận đơn…
Mong rằng bài viết giới thiệu về Switch B/L sẽ giúp bạn nắm chắc các kiến thức về loại vận đơn này và vận dụng trong hoạt động xuất nhập khẩu hiệu quả hơn.