Hãng tàu Đức mua 2.000 container ‘Made in Vietnam

Hãng tàu Đức mua 2.000 container 'Made in Vietnam'

Hãng tàu Đức mua 2.000 container ‘Made in Vietnam’

Hapag-Lloyd, công ty vận tải container lớn nhất nước Đức, đã đến Việt Nam đặt mua 2.000 container 20DC do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Hãng tàu Đức mua 2.000 container 'Made in Vietnam'
Hãng tàu Đức mua 2.000 container ‘Made in Vietnam’

Vỏ container có bản lề chống trộm và thiết bị định vị

Container có tải trọng tối đa 32.500kg, phần cửa được trang bị bản lề chống trộm và thiết bị định vị đặc biệt để dễ dàng giám sát trong quá trình vận chuyển.

Công tác kiểm tra và thử nghiệm để đảm bảo các container đáp ứng tiêu chuẩn đề ra được hãng tàu chú trọng.

Dự kiến Hòa Phát sẽ nghiên cứu đầu tư giai đoạn 2 vào thời điểm thích hợp để đạt tổng công suất 500.000 TEU/năm.

Hapag-Lloyd là công ty vận tải container lớn nhất nước Đức và thuộc top 5 công ty vận tải container thế giới.

Theo ông Vũ Đức Sính, hãng tàu Đức đặt mua vỏ container không chỉ mở ra cơ hội hợp tác chiến lược mà còn khẳng định container “Made in Vietnam” đã đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế tại các thị trường khó tính nhất.

Hãng tàu của Đức có đội tàu 264 tàu container. Tổng công suất vận chuyển đạt 2 triệu TEU. Công ty có 400 văn phòng tại 135 quốc gia, cung cấp 113 dịch vụ vận tải biển trên toàn thế giới, kết nối nhanh chóng giữa hơn 600 cảng toàn cầu.

Trong lĩnh vực hạ tầng và cảng, Hapag-Lloyd có cổ phần tại 20 cảng ở châu Âu, Mỹ Latin, Hoa Kỳ, Ấn Độ và Bắc Phi. Khoảng 2.600 nhân viên của công ty hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến cảng và cung cấp các dịch vụ logistics bổ trợ tại các địa điểm chiến lược.

Doanh nghiệp Việt từng bước tự chủ nguồn cung vỏ container

Thực tế hiện nay thị trường container rỗng sôi động nhưng phần lớn phụ thuộc vào doanh nghiệp nước ngoài, ít doanh nghiệp Việt Nam sản xuất.

Hãng tàu và công ty cho thuê container không chỉ sở hữu tàu mà còn cung cấp luôn container cho khách để đóng hàng như Maersk, MSC, COSCO, Triton, CAI, Florens, Seaco, SeaCube, Beacon… Số container của họ không hề nhỏ, chiếm từ 40% đến 50% toàn thị trường.

Ở Việt Nam, Vinafco, Ratraco… hoạt động dịch vụ logistics, vận tải đường bộ, đường sắt cũng có container của mình, nhưng số lượng rất ít và thường để đa dạng hóa dịch vụ.

Dù rất tiềm năng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể sản xuất được vỏ container. Có doanh nghiệp Việt tham gia vào sản xuất nhưng sau đó phải dừng hoạt động.

Theo các chuyên gia về logistics, việc tự chủ về container rỗng là câu chuyện lâu dài để Việt Nam từng bước tự chủ nguồn cung, không để hàng hóa mất sức cạnh tranh vì tăng giá container.

Xem thêm:

Vận tải đường biển từ cảng Hải Phòng đi cảng Liege

Tin tức vận tải biển: Chiến lược mở rộng quy mô tiếp tục là trọng tâm hoạt động

Rate this post