BAF Là Phí Gì? Tất Tần Tật Về Phí BAF Cần Biết

BAF Là Phí Gì? Tất Tần Tật Về Phí BAF Cần Biết

Phí BAF là phí gì? Ai chịu trách nhiệm thu phụ phí BAF?

BAF là một trong những loại phụ phí được áp dụng cực kì phổ biến trong hoạt động giao thương hiện nay. Với những doanh nghiệp chủ hàng làm việc với thị trường châu Âu, phụ phí BAF dường như luôn có mặt trong vấn đề tính cước phí. Vậy BAF là phí gì? Vì sao xuất hiện loại phụ phí này? Chúng ta sẽ làm rõ vấn đề này ngay sau đây!

1. Phí BAF là gì? Khái niệm phụ phí BAF trong hoạt động xuất nhập khẩu

BAF là viết tắt của Bulker Adjustment Factor. Đây là phụ phí xăng dầu, nhiên liệu được hãng tàu quy định trong các chuyến vận tải biển. Hãng tàu sẽ tiến hành thu phí BAF từ đơn vị chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do giá nhiên liệu biến động trong suốt hành trình vận chuyển hàng hoá.

Lưu ý rằng, không ít trường hợp các đơn vị vận chuyển cũng như chủ lô hàng nhầm lẫn giữa phụ phí BAF và phụ phí EBS.

Theo đó, BAF là phụ phí xăng dầu được áp dụng cho các chuyến hàng đi đến châu Âu.

Còn EBS là phụ phí nhiên liệu, xăng dầu áp dụng cho các tuyến hàng đi châu Á. Tất nhiên, cả hai loại phụ phí này đều được hãng tàu quy định và thu lại từ đơn vị chủ hàng.

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hoá có thể dựa vào báo giá phụ phí của hãng tàu để đưa ra sự lựa chọn phù hợp nhất, đảm bảo lợi nhuận sau khi trừ các loại phí này.

2. Phụ phí BAF do ai quy định? Bên nào cần đóng phụ phí BAF?

Hãng tàu hoặc hiệp hội các hãng tàu sẽ đưa ra quy định về mức phụ phí BAF cho đơn vị chủ hàng.

Lưu ý rằng, nếu như hợp đồng nhập khẩu hàng hoá thoả thuận theo quy tắc FOB thì bên nhận hàng và bên shipper cần trao đổi trước, xem ai sẽ trả phụ phí này. và trong trường hợp đó, thông thường thì đơn vị shipper sẽ là người thanh toán.

3. Nguồn gốc xuất hiện phụ phí BAF trong xuất nhập khẩu

Vào những năm 1970, thế giới chấn động với cú sốc giá dầu lửa, giá nhiên liệu tăng cao đột biến với biên độ cực lớn. Trong hoàn cảnh đó, nhiều hãng tàu và đơn vị vận chuyển gặp khó khăn lớn khi giá nhiêu liệu biến động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của họ.

Các đơn vị chủ hàng luôn yêu cầu các tàu vận tải container phải duy trì tốc độ để đảm bảo hàng hoá đến đích đúng thời hạn. Như vậy, chi phí nhiên liệu là cực kỳ lớn. Trong khi đó, giá xăng dầu lại liên tục tăng, các hãng tàu không đủ thời gian để điều chỉnh giá cước dẫn đến thiệt hại về lợi nhuận khá đáng kể.

Trong hoàn cảnh này, chi phí nhiên liệu được sử dụng trở thành không thể thiếu trong hoạt động giao thương, mua bán hàng hoá.

Tuỳ theo quy định của từng hãng tàu, mức phụ phí BAF sẽ được quy định khác nhau và không hề có mức cố định. Trên thực tế, phụ phí này sẽ được tính dưới phần trăm của cươc biển hoặc dựa trên khối lượng mỗi tấn hàng hoá hay mỗi mét khối hàng. Nhiều hãng tàu áp dụng cách tính phí BAF theo từng cont. Nếu như giá nhiên liệu có dấu hiệu giảm, hãng tàu sẽ giảm phụ phí này để có được mức giá thương lượng phù hợp nhất đối với chủ hàng.

Nguồn gốc xuất hiện phụ phí BAF trong xuất nhập khẩu
Nguồn gốc xuất hiện phụ phí BAF trong xuất nhập khẩu

4. Một số loại phụ phí khác ngoài BAF

Trong hoạt động xuất nhập khẩu, chủ hàng cần tính toán được các phụ phí có thể phát sinh để từ đó điều chỉnh giá cả hàng hoá một cách hợp lí nhất. Không chỉ có phụ phí nhiên liệu, các chủ hàng cần trả khá nhiều khoản phụ phí khác trong tổng cước vận tải. Cụ thể là:

  • Phí GRI: đây là phụ phí cước vận chuyển tăng giá vào mùa hàng cao điểm, đặc biệt là giáng sinh ở các thị trường châu Âu.
  • Phí CAF: đây là phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ. Hãng tàu sẽ quy định và tiến hành thu phí CAF từ đơn vị chủ hàng nhằm bù đắp thiệt hại do tỷ giá ngoại tệ có biến động.
  • Phí PSS: Phụ phí mùa cao điểm. Thông thường, phí này sẽ được các hãng tàu áp dụng cho những chuyến hàng có lịch trình vào mùa cao điểm, khoảng tháng 8 và tháng 10 mỗi năm hoặc từ tháng 11 đến tháng 1 năm sau.

Ngoài ra còn khá nhiều phụ phí khác. Quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ càng để đảm bảo tránh tổn thất trong hoạt động mua bán của mình.

Chúng tôi còn cấp các dịch vụ:

  • Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
  • Dịch vụ vận chuyển đường hàng không
  • Dịch vụ vận chuyển thú cưng
  • Dịch vụ mua hộ quốc tế

LIÊN HỆ NGAY VỚI VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xem thêm:

Dịch vụ booking đường tàu biển chính ngạch từ Việt Nam – Indonesia

Vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Singapore giá chỉ từ 3.X/kg

 

Rate this post