Nội Dung
Bạn còn hạn chế về việc hiểu các thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu trong xuất nhập khẩu vận tải biển? Bạn lo lắng khi chưa có đầy đủ công cụ hỗ trợ cho công việc? Hãy tìm hiểu cùng Sea Transport.
Các thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu biển ?
Tại sao cần có thuật ngữ tiếng Anh trong xuất nhập khẩu
- Doanh nghiệp được đánh giá cao về sự chuyên nghiệp và chuyên môn nghiệp vụ
- Nắm bắt anh chóng và chính xác thông tin từ khách hàng
- Giảm thiểu rủi ro sai sót trong các chứng từ và giao dịch
- Dễ dàng kiểm soát tính chính xác của các đơn hàng xuất nhập khẩu
- Thủ tục được xử lý nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và tối ưu hiệu quả
Mục đích tra cứu lịch trình tàu biển và thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu biển ?
Việc tra cứu lịch trình tàu biển và thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu có một số mục đích chính như sau:
Đặt vé và lựa chọn chuyến đi:
Thông tin chi tiết về hành trình:
Tổ chức và quản lý thời gian:
Thay đổi lịch trình hoặc hủy vé:
Thông tin về các dịch vụ đi kèm:
Các thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu
Booking Number (thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu ):
Số đặt chỗ, là số định danh dùng để xác nhận việc đặt chỗ trên tàu biển cho hàng hóa hoặc hành khách.
Place of Receipt (POR)(thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu ):
Địa điểm lấy hàng, nơi mà hàng hóa được nhận và bắt đầu vận chuyển trên tàu.
POL (Port of Loading):
Cảng xuất hàng, nơi mà hàng hóa được đưa lên tàu để bắt đầu chuyến đi.
Vessel:
Tàu biển, phương tiện vận chuyển chính để chở hàng hóa hoặc hành khách.
Cargo Cutoff:
Thời gian cắt hàng, thời điểm cuối cùng mà hàng hóa phải được gửi đến cảng để kịp thời lên tàu.
BL Surrendered Status:
Trạng thái giấy vận đơn đã đăng ký, xác nhận xem liệu hóa đơn đã bàn giao chưa.
Bill of Lading Number (B/L Number):
Số vận đơn, là số định danh duy nhất được gắn với mỗi lô hàng và sẽ được sử dụng để theo dõi và quản lý hàng hóa trên tàu.
Final Destination:
Điểm đến cuối cùng, nơi mà hàng hóa hoặc hành khách sẽ được giao.
POD (Port of Discharge):
Cảng dỡ hàng, nơi mà hàng hóa được giải phóng và dỡ ra khỏi tàu.
ETA at POD (Estimated Time of Arrival at Port of Discharge):
Thời gian dự kiến tàu sẽ đến cảng dỡ hàng.
Thuật ngữ tiếng anh trong xuất nhập khẩu ngoài thuật ngữ liên quan đến lịch trình tàu.
AFR (Japan Advance Filing Rules Surcharges): Phí khai báo trước (quy tắc AFR của Nhật)
Phí BAF/FAF: phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Âu)
CCL (Container Cleaning Fee): Phí vệ sinh container
CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ
COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến
CIC (Container Imbalance Charge): Phí phụ trội hàng nhập
DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến
DET (Detention): phí lưu container tại kho riêng
DEM (Demurrage): Phí lưu container tại bãi
Documentation fee: Phí làm chứng từ (vận đơn)
EBS (Emergency Bunker Surcharge): phụ phí xăng dầu (cho tuyến Châu Á)
Phí D/O (Delivery Order fee): Phí lệnh giao hàng do hãng tàu/forwarder phát hành
Phí DOC (Drop-off charge): Phụ phí hoàn trả container
Giá CIF (Cost, Insurance, Freight): Điều kiện Incoterm “Tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm và chi phí thuê tàu
Giá CFR (Cost and Freight): Tiền hàng và cước phí
Giá FOB: (Free On Board): Người bán được miễn trách nhiệm khi hàng hóa đã được xếp lên boong tàu. Người mua chịu trách nhiệm phí bảo hiểm, vận chuyển và các rủi ro phát sinh khác.
GRI (General Rate Increase): Phụ phí cước vận chuyển
Handling fee: Phí làm hàng
LO-LO (Lift On-Lift Off): Phí nâng hạ container
Local charges: Phí địa phương
Labor fee: Phí nhân công
PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm
PCS (Port Congestion Surcharge): Phụ phí tắc nghẽn cảng
PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí cước vận chuyển cho hàng vào mùa cao điểm.
Security Surcharges (SSC): Phụ phí an ninh (hàng air)
Surcharges: Phụ phí
Trucking: Phí vận tải nội địa
Terminal handling charge (THC): Phí làm hàng tại cảng
WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh
X-ray charges: phụ phí máy soi (hàng air)
Các cách tra cứu lịch trình tàu biển
Trang web của hãng tàu biển
Hầu hết các hãng tàu biển đều có các trang web chính thức cung cấp thông tin về lịch trình của các chuyến tàu của họ. Bạn có thể truy cập vào phần “Schedule” hoặc “Sailing Schedule” trên trang web của họ. Để tra cứu thông tin chi tiết về ngày khởi hành, ngày đến, các cảng dừng và các chi tiết khác về chuyến đi.
Cổng thông tin vận tải biển (Shipping Portals)
Các cổng thông tin vận tải biển. Như MarineTraffic, Port of Rotterdam, Port of Singapore, Port of Shanghai và nhiều cổng thông tin khác cung cấp dịch vụ tra cứu lịch trình tàu biển. Bạn có thể nhập tên tàu hoặc mã vận chuyển (voyage number) để tìm kiếm thông tin chi tiết về lịch trình của tàu.
Ứng dụng di động
Các hãng tàu biển cũng thường cung cấp ứng dụng di động. Cho phép người dùng tra cứu thông tin lịch trình tàu biển một cách thuận tiện trên điện thoại di động. Bạn có thể tải và cài đặt ứng dụng từ App Store (iOS)/Google Play (Android). Và sử dụng chức năng tra cứu lịch trình.
Hệ thống quản lý vận tải (Transport Management Systems – TMS)
Các doanh nghiệp vận tải và logistics thường sử dụng các hệ thống TMS. Để quản lý và điều hành các hoạt động vận tải. Các hệ thống này cung cấp khả năng tra cứu và quản lý lịch trình tàu biển một cách tự động và hiệu quả.
Dịch vụ tra cứu trực tuyến khác
Ngoài các phương tiện trên, còn có các dịch vụ tra cứu lịch trình tàu biển khác. Như CargoSmart, SeaRates, ContainerTrack, và nhiều dịch vụ khác trên internet. Đây là những nền tảng cung cấp thông tin đầy đủ về lịch trình và các thông tin liên quan đến hoạt động vận tải biển.
xem thêm: Dịch vụ gom hàng lẻ từ cảng Sài Gòn đi Cảng Hải Khẩu tỉnh Hải Nam, Trung Quốc
vận chuyển hàng từ Việt Nam đi Đức
Các ký hiệu trên container cần biết
Gửi đồ nội thất đi Mỹ bằng đường biển giá rẻ