Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng Là Gì Và Những Điều Cần Lưu Ý

Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng Là Gì Và Những Điều Cần Lưu Ý

Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng Là Gì Và Những Điều Cần Lưu Ý
Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng Là Gì Và Những Điều Cần Lưu Ý

1.Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng Là Gì?

Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.

Sự cam kết này do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên nào. Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội

Về hiệu lực pháp lý, chứng từ bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp xuất nhập khẩu theo CIF hay CIP thì phải có hợp đồng bảo hiểm.

Theo điều 28 UCP 600, chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp sẽ không được chấp nhận trừ khi quy định rõ trong L/C.

2. Phân Loại Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng

  • Chứng từ bảo hiểm hàng hóa (Cargo Insurance Certificate): Đây là tài liệu chứng nhận việc hàng hóa đã được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển. Nó cung cấp thông tin về loại hình bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, và các điều khoản, điều kiện của chính sách bảo hiểm.
  • Chứng từ bảo hiểm vận chuyển (Transport Insurance Certificate): Đây là tài liệu chứng nhận việc phương tiện vận chuyển (như tàu biển, container, xe tải) đã được bảo hiểm trong quá trình vận chuyển hàng hóa. Nó cung cấp thông tin về phạm vi bảo hiểm, mức độ bảo hiểm và các điều khoản, điều kiện của chính sách bảo hiểm.
  • Chứng từ bảo hiểm chung (General Insurance Certificate): Đây là tài liệu chứng nhận việc hàng hóa và/hoặc phương tiện vận chuyển đã được bảo hiểm trong một số trường hợp cụ thể, không giới hạn về thời gian hoặc phạm vi.

3. Chức Năng Của Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng

Bảo hiểm đơn là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Bảo hiểm có tác dụng:

  • Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế.
  • Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
  • Khi có tranh chấp, kiện tụng, bảo hiểm là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm.

4. Nội Dung Trên Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng

  • Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm.
  • Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường
  • Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm:
    Cụm từ “Issued in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue” được điền ngày lập chứng từ.
    Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.
  • Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm.
  • Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu).
  • Tên con tàu và số hiệu con tàu: Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel or No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác.
  • Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khỏi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”
  • Điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance”. Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…).
  • Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm lô hàng phải được ký theo quy định, pahir thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.
Nội Dung Trên Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng
Nội Dung Trên Chứng Từ Bảo Hiểm Lô Hàng

5. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Chứng Từ Bảo Hiểm

+ Tính chuyển nhượng:

  • Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được.
  • Khi chứng từ bảo hiểm lô hàng thuộc lại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hận có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.

+ Chứng từ bảo hiểm đích danh: không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế.

+ Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến.

+ Chứng từ bảo hiểm vô danh: là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ ai nắm giữa nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó nó dễ bị lạm dụng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc.

+ Số tiền bảo hiểm: (Theo quy định của UCP)

  • Chứng từ bảo hiểm lô hàng phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C.
  • Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thảo thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao.

+ Xuất trình bản gốc: Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình. Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.

+ Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ.

+ Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm lô hàng phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận.

6. Ngoài Ra Chúng Tôi Còn Chung Cấp Các Dịch Vụ:

  • Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
  • Dịch vụ vận chuyển đường hàng không
  • Dịch vụ vận chuyển thú cưng
  • Dịch vụ mua hộ quốc tế

LIÊN HỆ NGAY VỚI VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xem thêm:

Những món đồ nên hút chân không khi gửi hàng đi nước ngoài

Các hình thức vận chuyển thú cưng phổ biển hiện nay

Rate this post