Nội Dung
Dịch vụ vận chuyển cà phê bằng đường biển đi Trung Quốc uy tín, an toàn
Nhu cầu vận chuyển cà phê bằng đường biển
Cà phê là một trong những sản phẩm nông nghiệp chủ lực của Việt Nam, đứng thứ hai thế giới về sản lượng và giá trị xuất khẩu. Trung Quốc là một trong những thị trường tiềm năng cho cà phê Việt Nam, với nhu cầu tiêu thụ đang tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, để xuất khẩu cà phê sang Trung Quốc thành công, các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm bắt được thực trạng, điều kiện và kinh nghiệm trong quá trình xuất khẩu.
Ngày nay nhu cầu sử dụng cà phê tăng cao nên lượng cà phê xuất khẩu tăng do đó mà nhu cầu vận chuyển ngày càng nhiều nắm bắt được nhu cầu đo mà SeaTransport có dịch vụ vận chuyển cà phê đi Trung Quốc bằng đường với chi phí hợp lý và giá cả cạnh tranh nhất trên thị trường.
Quy trình vận chuyển bằng đường biển tại Sea Transport
Bước 1: Booking
Thuê tàu (đặt chỗ) còn được gọi là booking với việc này các doanh nghiệp nên thuê các dịch vụ Forwarder để được báo giá tốt nhất.
* Lưu ý khi nhận được Booking phải kiểm tra kỹ các thông tin như:
– Cảng đi
– Cảng đến
– Ngày tàu chạy (ETD)
– Ngày tàu đến (ETA)
– Loại container ( số lượng container,…)
Và một số thông tin khác để chuẩn bị hàng hóa giao cho Forwarder đừng thời gian.
Bước 2: Đóng Hàng
Nếu là hàng lẻ (LCL) sẽ được đóng gói tại kho và ghi ký mã hiệu cho kiện hàng (Shipping mark) theo yêu cầu của người nhập khẩu.Công ty Forwarder sẽ đưa hàng ra kho hàng lẻ CFS tại cảng và đóng hàng vào container chung với nhiều lô hàng lẻ khác.
Nếu là đóng hàng nguyên (FCL) sẽ được đóng container, kẹp chì (seal container) ngay tại kho của người xuất khẩu.Sau đó được bàn giao cho công ty Forwarder đưa hàng ra bãi container (CY) tại cảng.
Bước 3: Thủ Tục Hải Quan Xuất Khẩu
Sau khi hàng tới cảng, doanh nghiệp chuẩn bị toàn bộ chứng từ liên quan cho việc làm thủ tục hải quan.
Tiếp theo, doanh nghiệp truyền tờ khai hải quan và thực hiện các thủ tục hải quan tại cảng.
Đây là các công việc yêu cầu nghiệp vụ rất nhiều doanh nghiệp có thể cân nhắc việc thuê Forwarder để tiết kiệm thời gian và chi phí cho lô hàng
Đối với một số mặt hàng đặc thù doanh nghiệp cần thực hiện thêm một số công việc như xin giấy phép xuất khẩu, hun trùng,…
Bước 4: Phát Hành B/L
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan xuất khẩu, lô hàng được người vận tải đưa lên tàu và rời cảng.
Người xuất khẩu cung cấp thông tin làm vận đơn (SI) cho công ty giao nhận từ khi chuẩn bị đóng hàng.
Thông tin này được gửi cho hãng tàu để phát hành B/L cho người xuất khẩu sau khi tàu chạy.
Bước 5: Gửi Chứng Từ
Người xuất khẩu chuẩn đủ chứng từ theo yêu cầu của người nhập khẩu bao gồm:
– Hợp đồng thương mại (Contract)
– Hóa đơn thương mại (Invoice)
– Phiếu đóng gói hàng hóa chi tiết (Packing List)
– Vận đơn (Bill of Lading)
– Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O) ,…
– Catalogue của sản phẩm và gửi bộ chứng từ cho người nhập khẩu trực tiếp (nếu thanh toán bằng TT) hoặc gửi qua ngân hàng (nếu thanh toán bằng L/C).
Bước 6: Nhận Chứng Từ
Khi nhận được bộ chứng từ, doanh nghiệp nhập khẩu kiểm tra lại toàn bộ thông tin xem đã chính xác và phù hợp chưa.
Với những thông tin chưa chính xác doanh nghiệp nhập khẩu cần yêu cầu bên bán sửa lại ngay.
Để tránh bị cơ quan hải quan phạt thì việc kiểm tra chứng từ này là vô cùng quan trọng.
Bước 7: Thông Báo Hàng Đến
Đại lý của hãng vận tải tại cảng đến sẽ gửi thông báo hàng đến (Notice of Arrival) cho doanh nghiệp nhập khẩu trước ngày tàu cập cảng.
Trong trường hợp doanh nghiệp thuê Forwarder thì thông báo hàng đến sẽ được gửi đến cho Forwarder.
Sau khi có thông báo được gửi đến thì doanh nghiệp hoặc Forwarder sẽ cần kiểm tra lại các thông tin sau:
– Ngày tàu cập cảng,
– Kho hàng hoặc nơi lưu giữ chờ thông quan,
– Các loại phí phải nộp… .để chủ động cho việc làm thủ tục hải quan.
Bước 8: Lệnh Giao Hàng
Doanh nghiệp nhập khẩu cung cấp bộ chứng từ cho công ty FWD để xuất trình B/L gốc và nộp các loại phí cho hãng tàu và nhận lệnh giao hàng.
Đồng thời công ty Forwarder cũng tiến hành tìm vị trí hãng và làm phiếu xuất kho tại cảng.
Bước 9: Thủ Tục Hải Quan Nhập Khẩu
Ngay cả khi hàng nhập khẩu chưa cập cảng thì doanh nghiệp cũng có thể bắt đầu mở tờ khai hải quan điện tử. Sau khi hàng cập cảng thì doanh nghiệp tiến hành thực hiện thông quan hàng hóa
Đối với một số hàng hóa đặc thù, doanh nghiệp cần chuẩn bị thêm một số chứng từ và mang hàng đi làm kiểm tra chất lượng. Sau khi kiểm tra chuyên ngành và được cấp chứng nhận công bố hợp quy thì khi đó lô hàng mới hoàn thành
Công việc làm thủ tục này mất rất nhiều thời gian và cần nghiệp vụ tốt nên doanh nghiệp nên thuê một Forwarder để giảm thiểu rủi ro và chi phí cho lô hàng.
Bước 10: Dỡ Hàng
Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan lô hàng được công ty Forwarder điều chuyển xe và đưa về kho của người nhập khẩu.
Nếu là hàng nguyên (FCL) thì cần phải dỡ hàng khỏi container và trả container rỗng về cho hãng tàu tại cảng.
Ưu điểm của việc vận chuyển cà phê bằng đường biển:
Chi phí thấp
Khả năng vận chuyển khối lượng lớn phù hợp cho việc vận chuyển cà phê với số lượng lớn.
An toàn và tin cậy
Ít tác động đến môi trường
Phù hợp với vận chuyển cà phê rang xay
Xem thêm các bài viết khác:
Dịch vụ vận chuyển đường biển từ Hải Phòng đi Singapore uy tín, an toàn
Hướng dẫn cách tính thuế nhập khẩu và tính thuế GTGT của hàng nhập khẩu