Đội tàu ngày càng “teo tóp”, Vosco lên kế hoạch đóng loạt tàu mới

“Anh cả đỏ” vận tải biển Việt Nam Vosco dự kiến đầu tư đóng mới thêm các tàu dầu và tàu hàng rời sau nhiều năm không thể đầu tư được tàu mới.

Đội tàu ngày càng “teo tóp”, Vosco lên kế hoạch đóng loạt tàu mới

Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam | Trang chủ

Trong báo cáo mới nhất trình Đại hội cổ đông bất thường dự kiến diễn ra vào tháng 11 tới, Công ty CP Vận tải biển VN (Vosco) sẽ xin ý kiến về việc đầu tư tàu mới.

Phát triển đội tàu của Vosco:

Đáng chú ý, việc lên kế hoạch đầu tư, phát triển đội tàu của Vosco diễn ra trong bối cảnh hơn 10 năm qua, doanh nghiệp này chưa đầu tư thêm được tàu biển nào.

Theo dự thảo tờ trình về việc điều chỉnh/bổ sung kế hoạch đầu tư tàu năm 2024 của Vosco, doanh nghiệp dự kiến mua 2 tàu hàng rời cỡ Supramax.

Doanh nghiệp này cũng đóng mới tàu dầu sản phẩm MR (chủng loại tàu vận chuyển hóa chất có điều kiện kỹ thuật tốt, hiện đại, đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe của ngành hàng hải và các yêu cầu của các Công ty dầu khí lớn trên thế giới) và bổ sung kế hoạch đầu tư đóng mới thêm 3 tàu dầu sản phẩm MR, trọng tải khoảng 50.000 DWT.

“Anh cả đỏ” của vận tải biển Việt Nam cũng dự kiến bổ sung kế hoạch đầu tư đóng mới thêm 4 tàu Ultramax (tàu cỡ trung), trọng tải 62.000 – 66.000 DWT.

Trước đó, Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam đã thông qua Nghị quyết, trong đó có nội dung về kế hoạch đầu tư năm 2024: Công ty dự kiến sẽ đầu tư 1 tàu hàng rời từ 50.000 – 70.000 DWT, 1 tàu hàng rời từ 20.000 – 50.000 DWT và 1 tàu dầu cỡ MR khoảng 50.000 DWT.

Hiện nay, Vosco đang quản lý và khai thác 13 tàu với tổng trọng tải khoảng 420.000 DWT. Trong đó, công ty sở hữu 9 chiếc gồm 7 tàu hàng khô, hàng rời, 2 tàu container và 4 tàu thuê ngoài gồm 2 tàu dầu sản phẩm và 2 tàu hóa chất.

Tàu gần nhất mà công ty đầu tư là Vosco Sunrise, được mua từ năm 2013 và kể từ đó đến nay, Vosco chỉ thanh lý các tàu cũ, tuổi cao, tình trạng kỹ thuật kém, không còn phù hợp với thị trường mục tiêu và hoạt động khai thác.

Trong khi đó, doanh nghiệp cũng chưa đầu tư thêm được tàu do trước Covid -19, kết quả kinh doanh thấp, tình hình tài chính hạn chế nên không thu xếp được nguồn vốn để đầu tư hoặc thuê tàu (theo hình thức thuê tàu trần). Sau đó, do vướng mắc về cơ chế mua/đóng mới tàu và giá tàu thường xuyên ở mức cao.

Thị trường hiện nay có xu hướng đầu tư tàu trẻ, thế hệ mới, có ưu thế về suất tiêu hao nhiên liệu và các đặc tính kỹ thuật khác. Điều này gây khó khăn cho Vosco với việc duy trì thị phần và khách hàng.

Mục tiêu:

Hơn nữa hiện nay, Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO) đã chuyển mục tiêu không phát thải khí nhà kính từ năm 2100 về năm 2050, tức lộ trình đã rút ngắn lại 50 năm, đặt ra những thách thức to lớn cho ngành vận tải biển.

Các quy định để thực hiện được mục tiêu trên: 

Để thực hiện mục tiêu trên, IMO đã đưa ra các quy định và yêu cầu áp dụng các kế hoạch quản lý năng lượng hiệu quả cho các tàu biển. Trong đó, có các quy định về Chỉ số hiệu quả năng lượng (EEXI) đối với tàu hiện có và chỉ thị cường độ các bon hoạt động (CII) của tàu, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/11/2022 cho những tàu có tổng dung tích trên 5.000GT.

Do vậy, doanh nghiệp cho rằng nếu công ty không thực hiện nhiệm vụ phát triển đội tàu thì khả năng cạnh tranh sẽ ngày càng giảm sút, phương tiện vận tải không thể đảm bảo về số lượng và chất lượng để có thể cạnh tranh với các hãng tàu trong khu vực, thậm chí với các chủ tàu tư nhân trong nước – các doanh nghiệp có sự chủ động và linh hoạt trong việc đầu tư các loại tàu thế hệ mới, đáp ứng các quy định về kiểm soát phát thải.

xem thêm>>

Vận tải đường biển từ cảng Hồ Chí Minh đi cảng Davao

Vận tải đường biển từ cảng Hải Phòng đi cảng Aarhus

Rate this post