Nội Dung
Global Pacific (PCT) muốn tăng gấp đôi đội tàu
Theo kế hoạch:
Theo kế hoạch, mức đầu tư tối đa là 48,15 triệu USD/tàu, tổng mức đầu tư cho 4 tàu là hơn 192,6 triệu USD, tương đương gần 4.912 tỷ đồng (theo tỷ giá tạm tính là 25.500 đồng/USD), gấp hơn 7 lần vốn chủ sở hữu của Global Pacific tính đến ngày 30/9/2024 (634,9 tỷ đồng).
Global Pacific cho biết:
Global Pacific cho biết, thị trường tàu dầu sản phẩm và hoá chất đang trên đà phát triển, giá cước vận chuyển đạt mức cao, một số doanh nghiệp vận tải biển đã phát triển đội tàu dầu/hoá chất. Nhìn thấy cơ hội từ bối cảnh thế giới hiện nay, Hội đồng quản trị đã đề xuất cổ đông phương án đầu tư thêm 4 tàu.
Thời điểm này phù hợp để Công ty đầu tư mở rộng đội tàu, khi có đủ kinh nghiệm và năng lực khai thác hiệu quả tàu mới, giúp tối ưu hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro. Hiện tại, doanh nghiệp đang sở hữu và khai thác 4 tàu dầu sản phẩm/hóa chất.
Để thực hiện phương án đầu tư tàu, Global Pacific dự kiến sử dụng gần 49,2 triệu USD từ nguồn vốn chủ sở hữu, vốn khác, hoặc thực hiện phát hành thêm cổ phiếu theo tiến độ thanh toán cho nhà máy đóng tàu; vay ngân hàng khoảng 143,44 triệu USD (tối đa 80% giá trị mua tàu).
Đối với nguồn vốn chủ sở hữu, Hội đồng quản trị Global Pacific đã thông qua kế hoạch triển khai phương án chào bán hơn 33,3 triệu cổ phiếu ra công chúng cho cổ đông hiện hữu theo tỷ lệ 3:2, với giá 10.000 đồng/cổ phiếu.
Thời gian thực hiện từ nay cho đến quý II/2025.
Nếu chào bán thành công, doanh nghiệp sẽ huy động được gần 333,6 tỷ đồng, trong đó dự kiến dùng gần 294 tỷ đồng để bổ sung vốn đầu tư tàu số 5 chở dầu sản phẩm/hóa chất, trọng tải khoảng 19.000 – 25.000 DWT; gần 40 tỷ đồng còn lại dùng để trả nợ vay ngân hàng.
Đối với nguồn vốn vay, Global Pacific đã và đang làm việc với các ngân hàng có tính khả thi và cam kết cao trong việc thu xếp tín dụng là OCB, TPBank, MSB…, thời hạn cho vay là 8 năm. Tài sản đảm bảo là con tàu đầu tư, nguồn thu từ việc khai thác tàu và các tài sản khác theo yêu cầu của ngân hàng.
Đồng tiền nhận nợ là USD, trong trường hợp không thu xếp được vốn USD thì phương án dự phòng là vay VND. Lãi suất cho vay lấy mức trung bình của các bản chào là 7,2%/năm, nếu cộng thêm dự phòng biến động lãi suất thì ở mức 8%/năm.
Từ năm 2022:
Từ năm 2022, Global Pacific đã tăng cường vay nợ để mua sắm phương tiện vận tải, đầu tư tàu biển. Tính đến cuối quý III/2024, tổng nợ vay của Công ty là 1.026,7 tỷ đồng, gấp 4,46 lần thời điểm cuối năm 2022. Theo đó, chi phí tài chính tăng cao, 9 tháng đầu năm 2024 là hơn 56 tỷ đồng.
Để đảm bảo hoạt động kinh doanh, bù đắp lãi vay, chi phí khấu hao đội tàu trong 15 năm, giá cước vận tải biển sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của Global Pacific.
Về vấn đề này, Global Pacific cho hay, lộ trình khai thác sẽ tập trung vào tuyến quốc tế theo hình thức tối ưu nhất, thời gian khai thác tối đa 25 năm. Trong đó, hình thức cho thuê định hạn (TC) hoặc khai thác trong Hiệp hội Chủ tàu (Pool) được áp dụng để tính toán hiệu quả phương án.
Dự kiến, giá cho thuê định hạn:
Dự kiến, giá cho thuê định hạn (T/C)/Pool là 22.800 USD/ngày áp dụng cho năm thứ 1 – 5; đơn giá áp dụng cho năm thứ 6 – 10 là 21.600 USD/ngày; từ năm thứ 11 – 15 là 20.400 USD/ngày; từ năm thứ 16 – 20 là 19.200 USD/ngày và năm thứ 20 – 25 từ 18.000 USD/ngày. Các đơn giá này tương ứng với 80 – 95% trung bình giá cước T/C/Pool giai đoạn 2024 – 2026 theo dự báo của Maersk.
Tuy nhiên, theo dự báo của Hội đồng Hàng hải Baltic và Quốc tế (BIMCO), đối với mảng vận tải dầu thô, năm 2025, nhu cầu về trọng tải tăng 1% và nguồn cung tăng 1,2%. Đối với mảng vận tải dầu sản phẩm, nhu cầu tăng 2% và nguồn cung tăng 5%.
xem thêm:
Vận tải đường biển từ cảng Đà Nẵng đi Cảng Basrah
Vận tải biển có nhiều biến động khiến các chủ hàng phải thật linh hoạt