Nội Dung
ISF là gì? Cách kê khai ISF như thế nào, là vấn đề nhiều doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sang Hoa Kỳ quan tâm. ISF là công việc bắt buộc trước khi hàng hóa được nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Ở bài viết này, Sea Transport sẽ chia sẻ những vấn liên quan đến khái niệm ISF là gì và cách kê khai ISF chuẩn nhất.
ISF Là Gì?
Với những doanh nghiệp chuyên xuất khẩu hàng hóa sang Mỹ chắc chắn sẽ biết đến khai ISF. Trước khi hàng hóa được vận chuyển đến Mỹ bằng tàu biển, nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ phải cung cấp trước các thông tin về lô hàng sẽ nhập khẩu vào Mỹ trên mạng cho Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) theo dạng một hồ sơ gọi là ISF (Importer Security Filing).
Có thể hiểu đơn giản ISF là kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu. Kê khai này chỉ áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng tàu biển, không áp dụng đối với các phương thức vận chuyển khác.
Ngày 26/1/2019, một quy tắc mới có tên là kê khai an ninh dành cho nhà nhập khẩu và các yêu cầu bổ sung đối với chủ tàu (Quy định này thường được gọi là “10+2”) bắt đầu có hiệu lực.
Quy định mới này áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Hoa Kỳ bằng tàu biển. Nếu không tuân thủ theo quy định này sẽ dẫn đến hậu quả là các hình phạt bằng tiền, tăng cường kiểm hóa và trì hoãn trong việc thông quan.
Thông tin cung cấp trong ISF giúp cải thiện hiệu quả của CBP trong việc nhận diện các lô hàng có rủi ro cao để ngăn chặn hoạt động buôn lậu, đảm bảo an toàn hàng hóa và an ninh.
CBP ban hành và bắt đầu thực thi yêu cầu đối với ISF vào 9/7/2013 như một biện bảo vệ để sàng lọc hàng hóa trước khi chúng được nhập khẩu vào Hoa Kỳ để ngăn chặn các hoạt động khủng bố hoặc bất hợp pháp.
Cụ thể ISF kê khai những thông tin gì?
Những thông tin kê khai trên ISF không quá phức tạp. Tuy nhiên doanh nghiệp có ý định nhập khẩu hàng hóa vào Hoa Kỳ hoặc là có ý định nhập vào khu chế xuất thì nhà nhập khẩu hoặc đại lý của họ bắt buộc phải cung cấp 8 thông tin được yêu cầu 24 giờ trước khi hàng hóa được xếp lên tàu ở cảng đi. 8 thông tin này bao gồm:
1/ Thông tin về người bán – Seller Name & Address
2/ Thông tin về người mua – Buyer Name & Address
3/ Số hồ sơ nhà nhập khẩu/ số xác nhận thuộc khu vực chế xuất – Importer of record number / FTZ applicant identification number
4/ Số hồ sơ của nhà nhập khẩu – Consignee number(s)
5/ Nhà sản xuất/nhà cung cấp – Manufacturer (or supplier)
6/ Thông tin người nhận hàng thể hiện trên vận đơn – Ship to party
7/ Nước xuất xứ – Country of origin
8/ Mã số HS của hàng hóa theo biểu thuế của Hoa Kỳ (HTSUS) – Commodity Harmonized Tariff Schedule of the United States (HTSUS) number
Mẫu khai Importer Security Filing
Lưu ý: doanh nghiệp nhập khẩu có thể linh động trong việc kê khai các thông tin này. Các thông tin kê khai trong ISF phải được cập nhật một cách chính xác trong vòng 24h trước khi tàu chạy.
Trường hợp kê khai chậm, không kê khai ISF bị phạt như thế nào?
Nếu hồ sơ ISF không chính xác hoặc không đầy đủ, CBP có thể từ chối cấp giấy phép dỡ hàng hoặc lấy luôn hàng hóa.
Nếu hàng hóa đó được dỡ xuống mà không có sự cho phép của CBP, họ có thể thu giữ hàng hóa đó. Trong trường hợp đó, lệnh “Do not load” sẽ được áp dụng cho hàng hóa này.
Hải quan Hoa Kỳ đã chia ra các mức phạt khác nhau cho những lỗi trong khai báo ISF như sau:
- Không nộp ISF: $5.000 / lô hàng
- Nộp ISF muộn: $5.000 / lô hàng
- Nộp ISF chưa đầy đủ: $5.000 / lô hàng
- Không rút được ISF: $5.000 / lô hàng
- Không khớp giữa hồ sơ ISF với Vận đơn: $5.000 / lô hàng
Đây là mức phí chúng tôi tham khảo, có thể sẽ có sự điều chỉnh đôi chút tùy từng thời điểm. Nếu bạn cần biết chi tiết bạn có thể liên hệ với các công ty dịch vụ forwarder/ Logistics để được cung cấp thông tin cập nhật và kịp thời.
Mong rằng bài viết về Phí ISF của chúng tôi đã hữu ích với bạn nếu bạn đang tìm hiểu về nghiệp vụ kho hàng, các vấn đề về Logistics.