Nội Dung
Kênh đào Panama – chứng nhân lịch sử ‘ba chìm bảy nổi’ trong thế sự xoay vần
Kênh đào Panama nối Đại Tây Dương-Thái Bình Dương đã trải qua 110 năm “tuổi đời” với những biến động lịch sử, thậm chí đổ máu, liên quan chính tuyến đường thủy này, cũng như chứng kiến sự đổi thay của thế giới.
Việc xây dựng kênh đào này là một trong những thử thách kỹ thuật lớn nhất trong lịch sử, kéo dài 30 năm và trải qua hai giai đoạn xây dựng chính với sự tham gia của Pháp và Mỹ.
Gian truân xây dựng
Ý tưởng về một tuyến đường thủy xuyên lục địa xuất hiện từ thế kỷ XVI, khi nhà thám hiểm Tây Ban Nha Vasco Núñez de Balboa phát hiện ra eo đất Panama và tiềm năng của nó trong việc rút ngắn tuyến đường hàng hải. Tuy nhiên, mãi đến cuối thế kỷ XIX, kế hoạch xây dựng kênh đào mới chính thức được thực hiện.
Vào năm 1881, Pháp khởi công dự án xây dựng Kênh đào Panama dưới sự lãnh đạo của kỹ sư Ferdinand de Lesseps, người từng thành công với Kênh đào Suez. Tuy nhiên, dự án nhanh chóng rơi vào khủng hoảng do khó khăn kỹ thuật, địa hình phức tạp cùng các bệnh nhiệt đới như sốt rét và sốt vàng da, khiến hàng nghìn công nhân thiệt mạng. Năm 1889, công trình bị đình trệ do Pháp ngừng dự án.
Đến năm 1904:
Đến năm 1904, Mỹ tiếp quản dự án sau khi đạt được thỏa thuận với Panama, quốc gia vừa giành được độc lập từ Colombia vào năm 1903 nhờ sự hậu thuẫn của Washington.
Dưới sự lãnh đạo của kỹ sư John Frank Stevens và sau đó là George Washington Goethals, Mỹ đã giải quyết được các vấn đề mà trước đó Pháp đã gặp phải. Công trình được thiết kế lại, sử dụng hệ thống âu tàu (locks) để nâng và hạ tàu qua các độ cao khác nhau, vượt qua địa hình hiểm trở. Sau 10 năm làm việc, kênh đào Panama chính thức hoàn thành và được khánh thành vào ngày 15/8/1914.
Sự thành công của công trình mở ra cuộc cách mạng trong vận tải biển toàn cầu, tạo nên tuyến đường tắt an toàn từ Đại Tây Dương tới Thái Bình Dương và ngắn hơn nhiều so với hành trình nguy hiểm vòng qua mũi Horn ở Nam Mỹ.
Nhờ Kênh đào Panama, khoảng cách từ New York đến San Francisco giảm từ 22.500 km xuống chỉ còn 9.500 km, giúp tăng hiệu quả vận tải biển và kết nối chặt chẽ hơn giữa các khu vực kinh tế lớn như châu Á, châu Mỹ và châu Âu.
Khúc mắc nảy sinh
Ngoài ý nghĩa kinh tế, kênh đào Panama còn mang giá trị chiến lược quan trọng. Công trình giúp Mỹ dễ dàng di chuyển quân đội và hàng hóa giữa hai bờ biển, không chỉ củng cố sức mạnh quân sự mà còn tăng cường ảnh hưởng của Washington trên trường quốc tế.
Tuy nhiên, điều này cũng gây ra sự bất mãn sâu sắc trong lòng người dân Panama, bởi họ cho rằng, chủ quyền quốc gia của mình bị xâm phạm.
Những khúc mắc kéo dài qua nhiều thập kỷ liên quan chủ quyền của Kênh đào Panama đã dẫn đến các cuộc biểu tình, trong đó nổi bật là sự kiện vào ngày 9/1/1964, khi sinh viên quốc gia này đối đầu với quân đội Mỹ làm hàng chục người thiệt mạng. Sự kiện này khiến Panama tạm đình chỉ quan hệ ngoại giao với Washington.
Trước tình hình căng thẳng trong quan hệ song phương
Trước tình hình căng thẳng trong quan hệ song phương và áp lực quốc tế mà Mỹ hứng chịu, nước này và Panama chính thức khởi động quá trình đàm phán. Sau nhiều năm, vào ngày 7/9/1977, dưới sự lãnh đạo của người đứng đầu Panama khi đó là Omar Torrijos, nước này đạt được Hiệp ước Torrijos-Carter lịch sử với Mỹ dưới thời Tổng thống Jimmy Carter
Hiệp ước này đặt ra lộ trình kéo dài 20 năm nhằm chuyển giao suôn quyền kiểm soát kênh đào cho Panama, đồng thời khẳng định quyền chủ quyền của quốc gia Trung Mỹ đối với tuyến đường thủy, cũng như cam kết rằng, kênh đào sẽ duy trì trạng thái trung lập, mở cửa cho tàu thuyền của tất cả các quốc gia trong thời bình và thời chiến.
Đến ngày 31/12/1999
quyền kiểm soát kênh đào được chính thức chuyển giao cho Cơ quan quản lý Kênh đào Panama, một tổ chức quốc gia độc lập của quốc gia Trung Mỹ.
Việc chuyển giao không chỉ là một thắng lợi về mặt chủ quyền đối với Panama mà còn mang lại cơ hội lớn cho quốc gia này trong việc khai thác kinh tế. Kênh đào hiện là nguồn thu quan trọng của Panama, đóng góp lớn vào GDP và phát triển hạ tầng. Đây cũng là biểu tượng cho sự đấu tranh chính trị và ngoại giao thành công của Panama trên trường quốc tế.
Sau những biến cố lịch sử trong quá khứ
Kênh đào Panama đã trải qua hơn 2 thập kỷ bình yên cho đến ngày 21/12, khi Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump cáo buộc Panama tính phí “vô lý” đối với các bên sử dụng tuyến đường thủy này.
Panama tính phí đối với tàu thuyền đi qua kênh đào cùng tên tùy theo kích thước và mục đích của tàu thuyền, dao động từ 0,5 USD- 300.000 USD. Mỹ sử dụng kênh đào Panama nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác.
Ông Trump phàn nàn trên mạng xã hội Trruth Social
Ông Trump phàn nàn trên mạng xã hội Trruth Social: “Hải quân và thương mại của chúng ta đã bị đối xử một cách rất không công bằng và thiếu sáng suốt”.
Tổng thống Mỹ đắc cử cảnh báo, nếu Panama không thể đảm bảo “hoạt động an toàn, hiệu quả và đáng tin cậy” của tuyến đường thủy huyết mạch thì ông sẽ yêu cầu “trả lại kênh đào cho Washington, toàn bộ và không cần thảo luận”, đồng thời cũng lưu ý ảnh hưởng tiềm tàng của Trung Quốc đối với tuyến đường này.
Phản pháo những đe dọa của Tổng thống Mỹ đắc cử, Tổng thống Panama Jose Raul Mulino tuyên bố đanh thép rằng: “Mỗi mét vuông của kênh đào và các khu vực lân cận đều thuộc về Panama và sẽ tiếp tục như vậy”.
Theo hãng tin Reuters
Theo hãng tin Reuters, đây là động thái cực kỳ hiếm hoi của một nhà lãnh đạo Mỹ khi tuyên bố có thể thúc đẩy một quốc gia có chủ quyền giao ra lãnh thổ, thể hiện sự thay đổi dự kiến trong chính sách ngoại giao của Mỹ dưới thời ông Trump.
Kênh đào Panama đã được chuyển giao đầy đủ cho Panama theo Hiệp ước Torrijos-Carter năm 1977, do vậy, mọi việc muốn giành quyền kiểm soát lại của Mỹ có thể mâu thuẫn với luật pháp quốc tế và gây căng thẳng ngoại giao.
Tổng thống đắc cử Trump sẽ trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1/2025 với phương châm “Nước Mỹ trên hết” là trọng tâm trong chính sách đối ngoại. Không rõ liệu ông có theo đuổi bất kỳ hành động tiếp theo nào nhằm gây sức ép với Panama hay không.
Tương lai của mối quan hệ Mỹ-Panama và của tuyến hàng hải huyết mạch quan trọng hàng đầu thế giới sẽ phụ thuộc vào cách thức ông Trump tiếp cận vấn đề này.
Hãy cùng chờ xem liệu ông sẽ chọn giải pháp đối thoại hay tiếp tục áp dụng chiến lược cứng rắn?
Xem thêm>>>
Vận tải đường biển từ cảng Đà Nẵng đi Cảng Chiba
Dịch vụ hải quan tại sân bay Tân Sân Nhất nhanh chóng, giá rẻ