Nội Dung
Khẳng định vị thế hàng hải Việt Nam trên bản đồ quốc tế
Những bất ổn về tình hình địa chính trị, biến động thị trường thời gian qua đã tác động mạnh tới tình hình kinh tế – xã hội, trong đó có lĩnh vực hàng hải. Vượt qua “sóng dữ”, ngành hàng hải vẫn mạnh mẽ “băng sóng” vươn khơi.
“Thông luồng” đón tàu lớn, sản lượng hàng qua cảng bật tăng
Những ngày cuối năm, trên khắp miền biển dọc đất nước, những con tàu vẫn tấp nập ra vào cảng làm hàng. Thống kê của Cục Hàng hải VN, năm 2024, sản lượng hàng hoá thông qua hệ thống cảng biển ước đạt 864,4 triệu tấn, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, hàng container thông qua hệ thống cảng biển ước đạt 29,9 triệu Teus, tăng 21%.
Tăng trưởng vượt bậc của đội tàu biển Việt Nam
Sản lượng tàu thuyền qua cảng cũng tăng khi trong năm 2024, số lượt tàu biển thông qua cảng biển ước đạt 102,67 nghìn lượt, tăng 2% so với cùng kỳ năm 2023. Với phương tiện thuỷ nội địa tăng trưởng cao hơn ở mức 8%, đạt khoảng 380,1 nghìn lượt. Đáng chú ý, khối lượng hàng hóa do đội tàu biển Việt Nam vận chuyển năm 2024 cũng tiến triển tích cực, tăng 3%.
Kết cấy hạ tầng biển cũng đã được đầu từ:
Góp phần không nhỏ để đạt kết quả này phải kể đến thời gian qua, kết cấu hạ tầng hàng hải đã từng bước được đầu tư, nâng cấp. Ngoài các tuyến luồng hàng hải công cộng được duy tu, nạo vét kịp thời, một số tuyến luồng còn được nâng cấp để đáp ứng cho tàu lớn như luồng Hải Phòng (đoạn kênh Hà Nam) được nâng cấp xuống độ sâu -8.5m, luồng Cái Mép được nâng cấp xuống độ sâu -16.5m, nâng cấp luồng cho tàu biển trọng tải lớn vào sông Hậu…
Luồng tuyến được khơi thông, nạo vét kịp thời đã giúp khai thác hiệu quả luồng hàng hải công cộng, phục vụ luân chuyển hàng hoá trong bối cảnh nhu cầu vận chuyển hàng hoá qua cảng biển ngày càng tăng.
Ngoài tăng trưởng về sản lượng hàng hoá và số lượt tàu qua lại, thời gian qua, hoạt động vận tải biển, lưu thông hàng hoá cũng luôn ổn định và có nhiều điểm sáng.
Ổn định giá thành vận chuyển
Dữ liệu từ chuyên trang phân tích hàng hải Drewry, giá cước vận tải container trong quý cuối năm 2024 đang tăng nhẹ. Chỉ số tổng hợp container của Drewry cho thấy, giá cước vận tải container đã tăng 8% lên 3.803 USD/feu, thấp hơn 63% so với mức đỉnh đại dịch trước đó là 10.377 USD vào tháng 9/2021. So với đầu tháng 7/2024, mức cước này đã giảm hơn 2.000 USD/feu.
Theo giới quan sát
Theo giới quan sát, từ đầu tháng 11/2024 đến nay, giá cước tăng nhẹ khoảng 8-10% so với cùng kỳ tháng trước do sản lượng hàng hoá vận tải tăng cao theo mùa vụ vào các dịp cuối năm.
Thực tế năm qua, giá vận tải hàng hoá container xuất nhập khẩu đã liên tục tăng mạnh, đặc biệt trên các tuyến vận tải biển xa. Thống kê từ các hãng tàu biển, giá dịch vụ vận tải container từ Châu Á đi Châu Âu, Châu Mỹ tăng cao từ đầu năm 2024 và đạt đỉnh hồi đầu tháng 7/2024. Thời điểm đó, mức giá cao hơn khoảng 48% so với tháng 1/2024 và bằng 57% so với giá đỉnh điểm thời kỳ đại dịch Covid (tháng 9/2021).
Sự giảm mạnh của giá vận tải biển ở các tuyến:
Sau đó, giá vận tải bắt đầu giảm mạnh trên tất cả các tuyến. Giảm mạnh nhất là trên tuyến Châu Á đi bờ tây Mỹ, tuyến Châu Âu với mức giảm khoảng 40-50%.
Sự tăng giá cước vận chuyển:
Cùng việc giá cước vận chuyển hàng hóa container đi Châu Âu và Mỹ tăng cao, phụ thu THC tại cảng biển nước ngoài (như tại Hàn Quốc) tăng mạnh cũng gây ảnh hưởng đến việc xuất hàng của doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong nước.
Cục Hàng hải Việt Nam thông tin
Cục Hàng hải Việt Nam thông tin, từ lúc giá cước vận tải tăng, cơ quan này đã có văn bản chỉ đạo các cảng vụ hàng hải, chi cục hàng hải tăng cường giám sát giá dịch vụ tại cảng biển và giá và phụ thu giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển, phối hợp chặt chẽ với các hiệp hội, doanh nghiệp cảng biển, doanh nghiệp vận tải biển, doanh nghiệp XNK và các cơ quan liên quan trong việc giám sát tình hình tắc nghẽn tại các bến cảng, tình hình cung cấp vỏ container phục vụ hàng hóa XNK.
Những nỗ lực này càng có ý nghĩa trong bối cảnh chi phí trên thế giới tăng do những bất ổn địa chính trị, biến động thị trường.
Hội nghị của Liên Hợp Quốc về thương mại và phát triển (UNCTAD) ghi nhận, sự gián đoạn ở Biển Đỏ, kênh đào Suez và kênh đào Panama đã làm tăng chi phí vận chuyển, gây chấn động nền kinh tế toàn cầu.
Các yếu tố như tăng khoảng cách vận chuyển, mức tiêu thụ nhiên liệu và phí bảo hiểm tăng góp phần tạo ra “cơn bão” về áp lực chi phí cho các hãng vận tải.
Khơi thông thể chế, đón cơ hội
Nhiều chính sách được ban hành:
Ngoài ra, đầu tư để phát triển xanh, số hoá cũng đòi hỏi nhiều nguồn lực. Đây là thách thức không nhỏ với ngành hàng hải để đáp ứng xu hướng của thế giới.
Cơ hội khẳng định vị thế Việt Nam trên bản đồ hàng hải quốc tế
Sát cánh cùng các doanh nghiệp, Cục Hàng hải VN cũng tăng cường phối hợp để điều tiết tàu ra vào cảng, đảm bảo an toàn.
Có thể nói
Liên hệ ngay hôm nay để nhận tư vấn chi tiết và báo giá hấp dẫn!
Xem thêm:
Dịch vụ vận chuyển hàng vải từ cảng Cát Lái đi cảng Map Ta Phut – Nhanh chóng và an toàn