Một doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục thanh lý tàu, giảm sở hữu xuống còn 4 chiếc

Dịch vụ vận chuyển đường biển từ Cảng Chennai về Cảng Cát Lái

Chủ trương bán tàu được cổ đông Công ty thông qua từ Đại hội đầu năm nay. Ngày 28/11 vừa qua, tàu được bán và bàn giao cho người mua tại TP Vũng Tàu (Vận tải biển)

Một doanh nghiệp vận tải biển tiếp tục thanh lý tàu, giảm sở hữu xuống còn 4 chiếc

CTCP Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (mã ck: VST) thông báo đã bán thành công tàu Viễn Đông 3. Tàu được đóng từ năm 2004 tại TP Hải Phòng, có trọng tải gần 6.600DWT, thấp nhất trong đội tàu hiện nay của VST.

VST có hơn 44% vốn của VIMC đang trong lộ trình cơ cấu lại các khoản nợ.

Ngoài tàu Viễn Đông 3, tại Đại hội đầu năm VST cũng thông qua việc bán tàu VTC Glory, nhưng hiện chưa có thông tin chính thức nào về việc Công ty đã thanh lý thành công con tàu này.

Thông tin về VST:

Trước đó, VST từng bán các tàu VTC Planet trong năm 2022 và VTC Sun trong năm 2023, sau đó ghi nhận thu nhập khác lần lượt 75 tỷ đồng và gần 80 tỷ đồng. Sau các đợt thanh lý, nguyên giá “phương tiện vận tải” – tài sản cố định trọng yếu của doanh nghiệp vận tải biển – đã giảm từ hơn 2.300 tỷ đồng đầu năm 2022 xuống còn hơn 1.300 tỷ đồng thời điểm giữa tháng 6 vừa qua.

Trường hợp VST thanh lý kịp VTC Glory trong quý IV này, lợi nhuận của Công ty khả năng sẽ có sự đột biến đối với cả năm 2024. Đội tàu của VST theo đó còn lại 3 cái tên gồm VTC Dragon, VTC Ocean và VTC Phoenix đều có trọng tải khoảng 23.000DWT, hầu hết được đóng trước năm 2000.

Ra đời từ năm 1975, VST sau đó đổi tên và trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam – CTCP (VIMC, mã ck: MVN) trước khi được cổ phần hóa và niêm yết trên sàn vào năm 2009.

Hơn 14 năm trước, VST từng sở hữu đội tàu hùng hậu 21 chiếc phục vụ kinh doanh vận tải trên biển với tổng trọng tải hơn 300.000 DWT và tự hào là một trong những đội tàu “trẻ” nhất Việt Nam, còn quy mô chỉ xếp sau Vận tải Biển Việt Nam (mã ck: VOS). Đây có thể xem là giai đoạn thịnh vượng nhất của VST, doanh thu có lúc đạt hơn 2.000 tỷ đồng, trước khi lỗ ròng liên tục 10 năm sau đó. Tới năm 2017, VST chỉ còn sở hữu 9 tàu có tổng trọng tải khoảng 180.000DWT.

Tình hình kinh tế cuối quý của VST:

Về tình hình kinh doanh cuối quý III/2024, VST đang âm hơn 1.400 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế chưa phân phối, giảm đáng kể từ khoảng 2.400 tỷ đồng cách đây 3 năm, chủ yếu nhờ lãi đột biến có được năm ngoái sau khi giảm trừ nghĩa vụ trả nợ đối với khoản vay tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) chuyển giao cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC).

Được biết, VST đã phát hành 2 triệu cổ phiếu để hoán đổi 20 tỷ đồng nợ với DATC, điều mà doanh nghiệp này đã làm 3 lần trong giai đoạn 2017-2023. DATC sẽ nắm 8 triệu cổ phiếu VST sau đợt chuyển đổi lần này. Các đợt hoán đổi nợ đều theo tỷ lệ 10.000:1 (10.000 đồng nợ hoán đổi 1 cổ phiếu mới phát hành thêm).

Song song việc nhận thêm cổ phần mới, DATC cũng đang trong quá trình bán ra 2 triệu cổ phiếu VST theo hình thức khớp lệnh trên sàn với giá mong muốn không thấp hơn 3.000 đồng/cổ phiếu và dự kiến thu về không dưới 6 tỷ đồng. Báo cáo ngày 21/11, DATC đã bán thành công 363.900 cổ phiếu, giảm tỷ lệ sở hữu còn 11,07%.

Theo công bố của VST, dư nợ gốc đối với DATC dự kiến sẽ còn gần 160 tỷ đồng thời điểm cuối năm nay, giảm 40 tỷ đồng so với đầu năm.

Xem thêm>>>

Vận tải đường biển từ cảng Đà Nẵng đi Cảng Chiba

Dịch vụ hải quan tại sân bay Tân Sân Nhất nhanh chóng, giá rẻ

Rate this post