Nội Dung
Phí AMS là gì? Mức thu phí AMS là bao nhiêu?
Thị trường Mỹ được xem là một trong thị trường xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam. Khi xuất nhập hàng từ Việt Nam sang Mỹ bạn cần đặc biệt chú ý tới phí AMS. Vậy cụ thể phí AMS là gì? Bản chất của phí AMS là gì? Tất tần tật về AMS chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Phí AMS là gì?
Phí AMS (Automated Manifest System) là một loại phí áp dụng trong lĩnh vực vận tải quốc tế, đặc biệt liên quan đến hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu vào Hoa Kỳ. Hệ thống AMS được Hải quan và Bảo vệ Biên giới Hoa Kỳ (CBP) triển khai để thu thập, xử lý và kiểm tra thông tin về hàng hóa trước khi chúng đến cảng nhập cảnh. Mục tiêu chính của hệ thống này là nâng cao an ninh quốc gia và đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ đối với hàng hóa vào nước này.
Hãng tàu chính là bên đặt ra phí AMS, đồng thời thu booking party – forwarder bởi lẽ hàng tàu chính là bên có nghĩ vụ làm thủ tục khai báo cho lô hàng. Còn bên xuất khẩu chính là bên bị thu phí. Nói cách khác, hãng tàu hay hãng hàng không sẽ tiến hành thu phí này từ người xuất khẩu, coi như phí dịch vụ cho việc khai báo AMS thay cho bên xuất khẩu.
Nhiều trường hợp người xuất khẩu có thể gặp phí AMS đối với hàng đi Trung Quốc, tuy nhiên đây là do cách gọi cho dễ nhớ của một số bên, tên đúng của phí dành cho hàng đi Trung Quốc là AFS (Advance Filing Surcharge) – Phí AMS và AFS có cùng tính chất và ý nghĩa, nhưng 2 quốc gia Mỹ và Trung Quốc gia đặt tên khác nhau.
Trên thực tế, các đơn vị hãng tàu sẽ tiến hành làm thủ tục khai báo AMS cho Master Bill. Còn các Forwarder hay booking agent sẽ khai báo phí AMS cho Housse Bill.
Vì sao phải áp phí AMS?
Mục đích của việc khai báo AMS này là để phòng chống buôn lậu, khủng bố. Chắc chắn bạn đã từng nghe đến vụ khủng bố 11/9 đã khiến nước này tăng cường siết chặt an ninh, đặc biệt là với những mặt hàng được nhập khẩu từ nước ngoài vào. Quy định này do Customs and Border Protection Department of the US (CBP) ban hành từ năm 2004. AMS được áp dụng cho cả vận tải đường biển và đường hàng không, tất cả hàng nhập vào Mỹ đều phải khai báo AMS.
Việc khai báo trễ quy định sẽ nhận các khoản phạt tiền từ hải quan Mỹ, nếu không trả tiền phạt người xuất khẩu sẽ bị đưa vào danh sách đen cho các lô hàng sau đó.
Quy trình đăng ký phí AMS và những lưu ý về khai báo AMS
Bước 1: Đăng ký khai báo AMS. Thời gian đăng ký khoảng 10 ngày làm việc hoặc phụ thuộc vào tiến độ duyệt hồ sơ của bên Hải Quan Mỹ.
Bước 2: Đăng ký, tạo tài khoản kê khai AMS với GOL. Thời gian sẽ là 2 ngày làm việc.
Mức thu phí AMS là bao nhiêu?
Mức thu AMS thường là 30-40 USD/lô hàng (tức 30-40 USD/bill). AMS không thu theo số lượng và khối lượng của hàng, 1 hay 100 container có chung 1 bill of lading vẫn chỉ thu 30-40 USD.
Như vậy, khi xuất hàng sang Mỹ, doanh nghiệp cần xác định trước những chi phí như phí AMS để ciệc nắm bắt được đầy đủ các loại thuế và phụ phí trong xuất nhập khẩu sẽ giúp bạn lường trước chi phí tổn thất.
Bên cạnh phí AMS, doanh nghiệp cần tìm hiểu chi tiết các phụ phí khác khi xuất khẩu hàng hoá đi các quốc gia trên thế giới như:
+ Phí ACI dành cho các lô hàng được vận chuyển đi Canada.
+ Phí ENS dành cho các lô hàng vận chuyển vào thị trường châu Âu EU.
+ Phí AFR áp dụng cho các lô hàng xuấ khẩu đi Nhật.
+ Phí ANB dáp dụng cho các cont hàng xuất khẩu đi các nước châu Á.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về phí AMS mà chúng tôi muốn gửi đến quý khách hàng. Nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hoá hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
Xem thêm:
Phí handling là gì? Phân biệt giữa phí handling và phí THC
Notify Party ghi trên vận đơn là gì?