Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?

Trong chu trình về logistics và chuỗi cung ứng, từ giai đoạn đầu vào nguyên vật liệu cho đến đầu ra là sản phẩm hàng hóa cung cấp cho người tiêu dùng cuối cùng đều có quy trình gắn kết chặt chẽ.

Vì thế để hình dung về inbound logistics và outbound logistics, cùng Sea Transport tìm hiểu trong bài viết dưới đây:

Inbound logistics là gì?

Thuật ngữ Inbound logistics được hiểu là logistics đầu vào hay nguồn cung ứng nguyên vật liệu là quá tình hoạt động kiểm soát nguồn nguyên liệu thô hoặc bán thành phẩm từ nhà sản xuất hoặc nhà cung ứng.

Không chỉ vậy, quá trình có phụ trách các hoạt động khác nhau như phân phối, xử lý vật liệu, vận chuyển, kiểm soát tồn kho, lưu trữ hàng hóa,… đẩy nguồn nguyên liệu cho các đầu mối từ sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm.

Inbound logistics được coi là giai đoạn khởi đầu trong chuỗi cung ứng. Và là giai đoạn quan trọng quyết định đến tình trạng hoạt động của các giai đoạn sau đó. Vì thế đây là giai đoạn khá phức tạp, cần chỉn chu ngay từ đầu.

Tại sao Inbound logistics lại quan trọng cho doanh nghiệp
Inbound logistics là gì?

Quy trình hoạt động Inbound logistics

Khi có đơn đặt hàng, từ nguồn lưu trữ trong kho, nguyên vật liệu được vận chuyển đến các nhà máy, cơ sở sản xuất, tiếp tục thực hiện các kế hoạch sản xuất căn cứ theo khối lượng hàng hóa, hoặc mức độ khẩn cấp.

Quy trình thực hiện Inbound logistics là hoạt động cơ bản, tập trung vào việc mua và lên kế hoạch sử dụng nguyên vật liệu cho đến sản phẩm từ nhà cung cấp, sản xuấ đến kho hay nhà bán lẻ. Ngoài ra, quá trình này còn bao gồm cả việc tìm nguồn cung nguyên vật liệu, theo dõi hàng tồn khoa và tối ưu hóa quá trình vận chuyển hàng hóa từ điểm đầu đến nhà máy, cơ sở sản xuất hay cửa hàng.

Thông thường, Inbound logistics còn gắn liền với tiêu chí “just in time” vì các doanh nghiệp luôn mong muốn nguồn nguyên vật liệu, hàng hóa bán thành phẩm,… luôn đúng số lượng, chất lượng và đúng thời điểm để sản xuất. Một nhà máy có thể bị tạm dừng hoạt động, nếu nguồn cung ứng hàng hóa đầu vào không đạt 3 tiêu chí: số lượng, chất lượng và thời điểm. Để nhà máy hoạt động, đồng nghĩa với việc phải có nguyên vật liệu để nguồn nhân lực hoạt động, nếu để không hoặc tạm ngừng thì không tạo ra lợi ích mà còn phát sinh chi phí vận hành, kho bãi,…

Outbound logistics là gì?

Thuật ngữ Inbound logistics được hiểu là logistics đầu ra là quá trình vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa đến cửa hàng, người tiêu dùng cuối cùng.

Quy trình này luôn đặt ra mục tiêu là tối ưu hóa trong giao đoạn đầu ra về cả địa điểm, thời gian, doanh thu và chi phí logistics.Tuy nhiên, theo xu hướng thuê ngoài (outsourcing logistics) lại giúp các doanh nghiệp tập trung vào sản xuất, tập trung vào hoàn thiện sản phẩm hoặc chỉ tập trung vào một số hoạt động như bán hàng, marketing.

So với đầu vào chọn nhà cung cấp thì đầu ra cần chọn nguồn cung hay còn gọi là các kênh phân phối phù hợp, nhằm xử lý nguồn hàng tồn kho một cách hợp lý và tối ưu hóa các tùy chọn giao hàng. Các kênh phân phối là các công ty và cá nhân cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ cho người dùng cuối cùng. Nguồn hàng tồn kho cần xử lý hợp lý bằng cách duy trì nguồn hàng đủ cung cấp khi cần nhưng hạn chế tình trạng hàng hóa hư hỏng hay lỗi thời.

Outbound logistics là gì?

Quy trình hoạt động Outbound logistics

Nhận đơn đặt hàng => Kiểm tra nguồn hàng (hàng tồn kho) để thực hiện đơn hàng => Lấy hàng và đóng gói (từ kho hàng) => Cập nhật lượng hàng tồn kho => Vận chuyển hàng => Lập hóa đơn và thu tiền khách hàng.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có thể sử dụng hệ thống kiểm kê “just in time”, để bắt tay vào sản xuất và đặt hàng nguyên vật liệu và cung cấp sản phẩm để giao cho khách hàng.

Tối ưu hóa giao hàng

Một thành phần quan trọng của logistics đầu ra là tối ưu hóa vận chuyển và giao hàng. Hệ thống quét mã vạch và theo dõi hàng tồn kho cho phép doanh nghiệp liên tục cập nhật cho khách hàng về trạng thái của đơn đặt hàng.

Doanh nghiệp thường có nhiều lựa chọn vận chuyển để lựa chọn, bao gồm cả cách tự giao sản phẩm.Họ tùy chọn các phương thức vận chuyển có hiệu quả về chi phí, đảm bảo hàng hóa không bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển và có thể giao hàng trong khung thời gian quy định.

Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics?

Trong quy trình logistics và chuỗi cung ứng, có thể phân biệt inbound logistics và outbound logistics theo các tiêu chí dưới đây:

Inbound logistics Outbound logistics
Quá trình thực hiện Quá trình thu mua, vận chuyển và giao nhận hàng hóa, vật liệu, dụng cụ, nguyên liệu,… đến một nhà kho, nhà máy, cửa hàng bán lẻ. Lập kế hoạch, kiểm soát và thực thi việc phân phối hàng hóa hoàn thiện cho người tiêu dùng cuối cùng.
Mối quan hệ Giữa nhà cung cấp và doanh nghiệp sản xuất. Giữa công ty và khách hàng cuối cùng
Tối ưu Just in time Chi phí
Hoạt động Thu mua, lưu trữ và phân tán Đóng gói và phân phối
Ngoại thương Hoạt động nhập khẩu Hoạt động xuất khẩu

Trên đây là thông tin về Sự khác nhau giữa inbound logistics và outbound logistics. Mong rằng bài viết của Sea Transport sẽ hữu ích với bạn.

Rate this post