Nội Dung
‘Tàu ma’ Vitranschart sang nhượng tàu Viễn Đông hơn 20 năm tuổi, thu gần 50 tỷ đồng
Theo thông tin từ Công ty Đáu giá hợp danh:
Thương vụ cũng là một bước chú ý trong chuỗi hoạt động:
Tuy rằng thương vụ không lớn, song, là một bước đáng chú ý trong chuỗi hoạt động tái cấu trúc và xử lý các khoản nợ tồn đọng kéo dài đáng khích lệ của ban lãnh đạo, dưới sự dẫn dắt của Tổng giám đốc Trịnh Hữu Lương – người được ví von là thuyền trưởng của chiếc “tàu ma” này.
Vitranschart rơi vào tình trạng suy thoái kéo dài từ năm 2007 – 2020, chịu ảnh hưởng nặng nề từ diễn biến thị trường chung, cùng với những yếu tố đáng quan ngại như đại dịch Covid-19 làm gián đoạn hoạt động giao thương, khiến ngành vận tải biển trầm lặng cả trong và ngoài nước. Trong suốt thời gian 13 năm, Vitranschart liên tục thua lỗ dẫn đến không còn nguồn để chi trả.
Sự khởi sắc của ngành vận tải biển:
May mắn là vài năm trở lại đây, ngành vận tải biển đã có những tín hiệu khởi sắc, nhờ được hưởng lợi từ sự cố tắc nghẽn vận tải qua kênh đào Suez liên quan tàu Ever Given (của hãng Evergreen) và sự tắc nghẽn việc dỡ hàng do Covid-19. Giao thương tăng trưởng trở lại trong giai đoạn mở cửa sau dịch bệnh cũng góp phần tạo nên bức tranh tương đối khả quan của ngành.
Với Vitranschart, được sự hỗ trợ từ Chính phủ, các ngân hàng, và chỉ đạo sát sao của VIMC, họ đang tái cơ cấu tài chính khá thành công với gần 2.000 tỷ đồng được xóa nợ trong 3 năm qua, giúp cải thiện kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, chặng đường phía trước vẫn còn gập ghềnh và thách thức, vốn chủ sở hữu tiếp tục âm 722 tỷ đồng, kèm với 1.133 tỷ đồng nợ phải trả cho đối tác, ngân hàng, tính đến ngày 30/9/2024.
Mới đây, họ còn hoàn tất việc phát hành 2 triệu cổ phiếu VST cho Công ty TNHH Mua bán nợ Việt Nam (DATC) để hoán nợ, với tỷ lệ 10.000 đồng nợ cho 1 cổ phiếu (20 tỷ đồng).
Mục tiêu của Vitranschart:
Vitranschart đặt mục tiêu bước vào giai đoạn ổn định và phát triển từ năm 2025 – 2030, sau khi tái cơ cấu tài chính thành công. “Kim chỉ nam” của doanh nghiệp là tận dụng tối đa cơ hội thị trường, tổ chức khai thác đội tàu theo hình thức cho thuê định hạn, tranh thủ thời cơ để tự khai thác một số chuyến hàng có hiệu quả nhằm nâng cao năng lực và phù hợp với tình hình thực tế, trên cơ sở báo cáo đánh giá thông tin thị trường; tăng cường khả năng tiếp cận thị trường trong mọi điều kiện, tránh tàu nằm chờ hàng; lên phương án tìm kiếm và đào tạo nguồn lao động mới từ các công ty cung ứng thuyền viên khác…
Vitranschart cũng có kế hoạch xây dựng tòa nhà văn phòng cho thuê với diện tích 1.000 m2, dự kiến cao khoảng 10 – 15 tầng tại địa chỉ 428 Nguyễn Tất Thành, quận 4, TP. Hồ Chí Minh. Đồng thời, chuyển đổi tái cơ cấu, xây dựng mô hình cho 2 doanh nghiệp thành viên là Công ty TNHH Cung ứng thuyền viên SCC (Công ty SCCM) và Công ty TNHH Quản lý tàu biển Hải Đăng.
“Vitranschart sẽ chuyển thành mô hình công ty mẹ thuần túy quản lý vốn đối với các công ty thành viên. Nói cách khác, Vitranschart muốn đi vào chuyên sâu, hình thành công ty con quản lý chuyên nghiệp từng lĩnh vực…“, đại diện Vitranschart chia sẻ.
Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu VST đang vào diện hạn chế giao dịch do vốn chủ sở hữu âm nhiều năm. Thị giá thấp, tương đương “cốc trà đá” chỉ với 2.800 đồng/cp.
Xem thêm>>>
Dịch Vụ Trucking Tại Sea Transport: Giải Pháp Vận Tải An Toàn và Hiệu Quả