Tin tức vận tải biển: Xuất khẩu tàu biển và container của Trung Quốc tăng vọt

Tin tức vận tải biển: Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tàu biển của Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra…

Tin tức vận tải biển: Xuất khẩu tàu biển và container của Trung Quốc tăng vọt

Trong 6 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu tàu biển của Trung Quốc đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra, trong bối cảnh chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn do cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ cũng như hoạt động vận tải biển phục hồi mạnh mẽ. Xuất khẩu container của nước này đạt mức cao nhất kể từ khi Trung Quốc mở cửa trở lại sau đại dịch vào cuối năm 2022.

Theo số liệu mới nhất từ Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin Trung Quốc:

Trong nửa đầu năm, nước này đã xuất khẩu số tàu biển với tổng trọng tải toàn phần (deadweight) 25,02 triệu tấn, chiếm 55% toàn cầu. Nước này cũng đã nhận các đơn hàng đóng tàu mới với tổng trọng tải toàn phần 54,22 triệu tấn, và các đơn hàng đang thực hiện có tổng trọng tải toàn phần 171,55 triệu tấn, lần lượt chiếm 74,7% và 58,9% thị phần toàn cầu.

Kim ngạch xuất khẩu tàu biển của Trung Quốc đạt 20,7 tỷ USD trong nửa đầu năm nay, tăng 85,97% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức kim ngạch 6 tháng đầu năm cao nhất kể từ khi xảy ra đại dịch Covid-19.

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu container nửa đầu năm của Trung Quốc đạt 6,8 tỷ USD, tăng 71,67% so với cùng kỳ năm trước, trong khi số lượng tăng 113,16%. Mức tăng về kim ngạch và số lượng container xuất khẩu riêng trong tháng 6 lần lượt là 85,97% và 155% so với cùng kỳ năm trước.

Từ tháng 11/2023, phản ứng với cuộc chiến ở dải Gaza, nhóm phiến quân Houthi ở Yemen đã tấn công và chặn nhiều tàu thương mại đi qua Biển Đỏ, khiến nhiều hãng vận tải biển quốc tế phải thay đổi hành trình qua vùng biển này. Hải trình thay thế được nhiều công ty lựa chọn là vòng qua Mũi Hảo vọng của châu Phi. Điều này làm tăng nhu cầu tàu biển cũng như container.

Do cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ kéo dài dẫn đến tình trạng(Tin tức vận tải biển):

“Cuộc khủng hoảng ở Biển Đỏ khiến các hành trình vận tải phải kéo dài hơn, đồng thời giảm công suất nhàn rỗi của tàu và containter”, ông Gary Ng, nhà kinh tế cấp cao tại ngân hàng đầu tư Natixis, phân tích. “Ngoài ra, các công ty vận tải cũng có nhu cầu mua tàu mới để thay thế đội tàu cũ và đáp ứng các quy định mới về môi trường”.

Chuyên gia của Natixis cũng dự báo nhu cầu vận tải biển có thể tiếp tục tăng lên trong năm nay, nhờ đó hoạt động xuất khẩu tàu biển và container của các nước đóng tàu lớn như Trung Quốc sẽ được hưởng lợi.

Theo một báo cáo công bố tháng trước của công ty Soochow Securities(Tin tức vận tải biển):

Tuổi trung bình của các tàu biển chở hàng trên toàn cầu hiện là 13,7 năm. Đây được xem là một mức đỉnh để các công ty vận tải phải đổi mới và thay thế tàu cũ. Do đó, các công ty đóng tàu của Trung Quốc được dự báo sẽ tiếp tục được hưởng lợi từ xu hướng này.

Từ tháng 4 đến nay, giá vận tải biển toàn cầu tiếp tục tăng do gián đoạn chuỗi cung ứng trong bối cảnh khủng hoảng ở Biển Đỏ vẫn chưa hạ nhiệt. Theo dữ liệu hải quan Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu container tháng 4 của nước này vượt 1 tỷ USD, tăng 53,9% so với tháng trước đó.

Trong nửa đầu năm, 36,2% xuất khẩu container của Trung Quốc đại lục là sang Hồng Kông, 16,2% xuất sang Mỹ.

Từ tháng 6 đến nay, chỉ số giá cước vận tải container đường biển Shanghai Containerized Freight Index (SCFI) duy trì ở mức trên 3.000 điểm, phá vỡ kỷ lục thiết lập vào tháng 8/2022.

Theo trang tin tài chính nhà nước Securities Times của Trung Quốc:

Cước giao ngay đối với container 40 feet từ cảng Thượng Hải hoặc Thanh Đảo của Trung Quốc đi cảng Rotterdam của Hà Lan hiện dao động quanh mức 8.000 USD, cao gấp đôi so với thời điểm giữa tháng 5 và gấp hơn 5 lần so với tháng 11 năm ngoái, thời điểm trước khi khủng hoảng ở Biển Đỏ nổ ra.

xem thêm: Dịch vụ gom hàng lẻ từ cảng Sài Gòn đi Cảng Hải Khẩu tỉnh Hải Nam, Trung Quốc

Vận chuyển gạo từ Hải Phòng đi Mỹ bằng đường biển

vận chuyển hàng từ Việt Nam đi Đức

 

Rate this post