Xu hướng E-Logistics tại Việt Nam

Xu hướng E-Logistics tại Việt Nam

Xu hướng E-Logistics tại Việt Nam

Ngành E-Logistics tại Việt Nam đang chứng kiến sự tăng trưởng đáng kể, thu hút lượng lớn đầu tư nhờ việc tập trung duy nhất vào dịch vụ logistics và giao hàng nhanh. Xu hướng này phản ánh nền kinh tế năng động của Việt Nam và khả năng thích ứng với thời đại chuyển đổi số, công nghệ hóa hiện đại hóa.

Xu hướng E-Logistics tại Việt Nam
Xu hướng E-Logistics tại Việt Nam

E-logistics là gì?

E-logistics, hay còn gọi là logistics thương mại điện tử, là việc ứng dụng công nghệ điện tử và internet để phân phối và vận chuyển hàng hóa. Mặc dù không giống với logistic truyền thống, logistics thương mại điện tử vẫn có thể áp dụng song song với logistics truyền thống. Sự đa dạng của e-logistics đang ngày càng thu hút sự quan tâm của các nhà bán lẻ trực tuyến do đem lại hiệu quả cao trong việc quản lý dây chuyển sản xuất.

Lợi ích khi sử dụng loại hình dịch vụ E-logistics

Tính đặc thù của loại mô hình E-commerce này đó là có độ bao phủ thị trường rộng. Và độ phân tán hàng hóa cao cùng quy mô nhỏ lẻ với tần suất mua lớn và các mặt hàng đa dạng. hường yêu cầu thời gian giao hàng nhanh chóng, miễn phí và thu tiền tận nơi.

Các dòng di chuyển hàng hóa sẽ ngày càng mở rộng đáng kể về phạm vi, khoảng cách, tính phức tạp, nên các hoạt động về E-logistics. Sẽ có những khác biệt rất lớn với so với Logistics truyền thống. Nếu không được tổ chức có kế hoạch thì hiệu quả của loại mô hình này sẽ giảm đáng kể.

Các lợi ích của phân phối trực tuyến là không phụ thuộc vào thời gian và địa điểm cung cấp. Do đó khách hàng có thể truy cập các thông tin về hàng hóa và kết nối giao dịch. Thông qua mọi thiết bị số như máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại thông minh (smartphone)… có khả năng truy cập vào mạng lưới Internet.

Điều này giúp nhà bán lẻ hoặc nhà sản xuất liên hệ trực tiếp với khách hàng. Và đáp ứng mong muốn mua hàng của khách ngay lập tức và vào bất kỳ thời điểm nào. Đồng thời tạo ưu đãi về giá và chi phí từ việc sản xuất, lưu kho và phân phối ở mức chi phí thấp hơn.

Các vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt động E–logistics:

Lưu kho:

Các hoạt động liên quan đến việc quản lí và lưu trữ hàng hóa. Cần đảm bảo độ chính xác cao, linh hoạt, trong trường hợp áp dụng các loại máy móc, thiết bị tự độngvà sử dụng các phần mềm quản lí kho.

Nhằm hỗ trợ tối đa cho các hoạt động nhận hàng, kiểm tra hàng hóa, gắn dán nhãn, mã vạch, phân loại và thiết lập danh mục hàng để đảm bảo về thời gian lẫn tốc độ.

Chuẩn bị đơn hàng

Việc ứng dụng công nghệ cơ giới hóa và tự động hóa vào khâu chuẩn bị đơn hàng. Là việc vô cùng quan trọng vì chính điều này sẽ cho phép tăng năng suất chuỗi cung ứng, nâng cao được độ chính xác, giảm được thời gian chờ đợi của khách hàng đồng thời cũng nâng cao được hiệu quả bán hàng.

Giao hàng

Công việc này bao gồm điều phối đơn hàng, xuất hàng từ kho cho khách hàng, cập nhật thông tin đến khách hàng. Các dịch vụ bán lẻ B2C có thể tiến hành hoạt động giao hàng. Nếu có đủ chi phí cũng như kinh nghiệm xây dựng, đào tạo và quản lí tốt đội ngũ giao hàng.

Giao hàng tại kho của người bán

Hình thức mua hàng online, khách đến lấy tại cửa hàng (hay còn được biết đến là Buy online, Pick-up in-store). Là khách hàng sẽ đến tận kho, cửa hàng của nhà cung cấp để thanh toán và nhận hàng.

Phương thức trên được coi là phương thức sơ khai nhất của lĩnh vực này. ì vốn không thuận tiện cho khách hàng. Tuy vậy, các doanh nghiệp có khả năng cung ứng dịch vụ Logistics vẫn có thể sử dụng được.

Giao hàng tại địa chỉ của người mua

Hình thức mua hàng online, giao hàng tận nhà (tức Buy online, ship to store) là cho phép hàng hóa được giao đến vị trí. Mà khách hàng yêu cầu, tạo được sự thuận lợi cho khách hàng. Nhưng đồng thời lại làm tăng chi phí và nguồn nhân lực Logistics một cách đáng kể.̉

Nhà bán lẻ B2C lúc này sẽ phải chịu toàn bộ chi phí vận chuyển và giao hàng. Trong trường hợp còn hạn chế về vốn và năng lực giao nhận thì rất khó để thực hiện.

Dropshipping

Là hình thức bán hàng  bỏ qua khâu vận chuyển, là mô hình rất tối ưu. Cho phép các doanh nghiệp mua sản phẩm cá biệt từ người bán buôn và chuyển trực tiếp đến khách hàng của họ.

Nhà bán lẻ B2C chỉ đơn giản chỉ là hợp tác với nhà cung cấp. ó khả năng vận chuyển và liệt kê danh mục hàng hóa của họ có để bán.

Các nhà cung cấp sẽ xuất xưởng sản phẩm trực tiếp. Từ nhà kho của họ tới khách hàng của các doanh nghiệp. Và ngay lúc này các doanh nghiệp chỉ cần trả phí vận chuyển cho đơn hàng.

Lợi ích của dropshipping đó chính là không cần nhiều vốn, không tồn kho, quay vòng vốn nhanh, không có áp lực về thời gian.

Đặc biệt nó phù hợp với các doanh nghiệp bán lẻ B2C hoàn toàn thiếu mạng lưới nhà kho, phương tiện vận tải, đội ngũ giao hàng. Vì đã tận dụng được toàn bộ năng lực logistics của nhà cung ứng.

Kết luận

Bài viết trên cho bạn thấy toàn cảnh về lĩnh vực thương mại điện tử (E-logistics). Trong ngành Logistics cũng như tiềm năng và triển vọng của nhóm ngành nghề này.

Chúng ta vẫn sẽ tin tưởng vào tương lai đầy hứa hẹn của E-logistics. Xu hướng sẽ ngày càng phát triển và mở rộng mang lại nguồn lợi nhuận cho nền kinh tế nước nhà trong tương lai gần sau cuộc khủng hoảng kinh tế do dịch Covid-19 gây ra.

Xem thêm:

Đội tàu ngày càng “teo tóp”, Vosco lên kế hoạch đóng loạt tàu mới

Mô hình SCOR là gì

 

Rate this post