Nội Dung
Thủ tục xuất khẩu cà phê ở Việt Nam
Cà phê là mặt hàng xuất khẩu quan trọng và chủ lực của Việt Nam xếp thứ hai thế giới. Mặt hàng cà phê Việt Nam đang ngày càng thể hiện sức mạnh trên thị trường cà phê thế giới. Vì vậy thủ tục xuất khẩu cà phê được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn về quy trình, thủ tục xuất khẩu cà phê tại Việt Nam.
Những thủ tục cần có khi xuất khẩu cà phê
Chứng nhận xuất xứ mặt hàng cà phê
Mặt hàng cà phê có mẫu C/O riêng đó là C/O ICO.
Mẫu ICO được phát hành bởi Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) theo đúng quy định của Tổ chức cà phê quốc tế (ICO).
C/O mẫu ICO sử dụng cho hàng cà phê xuất xứ Việt Nam xuất khẩu đi các nước. Có các loại hàng: cà phê chè nhân, cà phê vối nhân, cà phê đã rang, cà phê hòa tan, và các loại khác. Nếu một lô hàng cà phê gồm nhiều loại hàng cà phê thì phải khai thành nhiều bộ C/O mẫu ICO tương ứng cho từng loại hàng cà phê.
Kiểm dịch cà phê
- Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước không có yêu cầu kiểm dịch:
Trường hợp hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế có yêu cầu kiểm dịch: Doanh nghiệp làm thủ tục kiểm dịch với cơ quan kiểm dịch theo đúng quy định hiện hành của pháp luật về kiểm dịch thực vật.
Trường hợp hợp đồng mua bán không yêu cầu kiểm dịch: Doanh nghiệp làm thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định hiện hành và không cần làm kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu.
- Đối với hàng hóa xuất khẩu vào nước yêu cầu phải kiểm dịch:
Tổng cục Hải quan có trách nhiệm cập nhật Danh sách các nước có yêu cầu phải kiểm dịch để ứng dụng phân luồng tự động kiểm soát các lô hàng xuất khẩu vào nước có yêu cầu kiểm dịch mà Việt Nam có nghĩa vụ thực hiện. Cơ quan Hải quan chỉ thông quan hàng hóa khi doanh nghiệp nộp giấy chứng nhận kiểm dịch do cơ quan kiểm dịch cấp.
Mã HS và thuế xuất khẩu cà phê
Mã HS của cà phê hạt là 0901, tùy theo cách chế biến và loại để chọn mã HS chuẩn xác. Thuế xuất khẩu cà phê hạt là 0%. Doanh nghiệp dựa vào thực tế hàng hóa của mình để áp mã HS phù hợp.
Thủ tục xuất khẩu cà phê
Hồ sơ làm thủ tục xuất khẩu cà phê bao gồm:
– Tờ khai hải quan điện tử
– Commercial invoice.
– Hợp đồng mua bán hàng hóa (hợp đồng được xác lập bằng văn bản hoặc bằng các hình thức có giá trị tương đương văn bản).
– Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list)
– Giấy tờ đầu vào hàng hóa (Hóa đơn, bảng kê thu mua)
Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai là Luồng xanh, Luồng vàng, hay Luồng đỏ mà xác định công việc gồm những gì? Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất, luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra, Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa.
Ngoài ra, bạn cũng cần nghiên cứu, tìm hiểu thêm các quy định về Vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch, kiểm tra chất lượng…mà nước nhập khẩu yêu cầu. Và làm các chứng từ khác như: làm chứng thư kiểm dịch thực vật Phytosanitary Certificate, làm giấy chứng nhận xuất xứ (CO – Certificate of Origin).
Thủ tục hải quan:
Quá trình ký V5, có thể doanh nghiệp chuẩn bị đính kèm các chứng từ sau:
- Commercial Invoice
- Packing List
- Giấy tờ đầu vào hàng hóa (hóa đơn, bảng kê thu mua)
- Các chứng từ và yêu cầu từ nước nhập khẩu
- Commercial Invoice
- Bill of Lading
- Phytosanitary certificate (Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật)
- Certificate of Origin (C/O nếu có)
Ngoài ra, sẽ có một số các chứng từ liên quan khác
Mong những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn
Xem thêm:
Chuyển phát nhanh đi Cuba với nhiều ưu đãi cùng Sea Transport