Nội Dung
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa (Bill of Lading) – Tất tần tật về B/L
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa, hay còn gọi là Bill of Lading, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong lĩnh vực vận tải đường biển. Đây không chỉ là một tài liệu chứng từ xác nhận việc giao nhận hàng hóa mà còn là cơ sở pháp lý quan trọng để xác định quyền lợi và trách nhiệm của các bên liên quan đến vận chuyển hàng hóa.
Bill of Lading không chỉ đơn thuần là một hợp đồng mà còn là một văn bản quan trọng giúp đảm bảo tính chính xác và an toàn trong quá trình vận chuyển hàng hóa trên đường biển.
1. Bill of lading là gì?
Bill of lading viết tắt là B/L, dịch sang tiếng Việt gọi là vận đơn đường biển. Đây là loại chứng từ vận chuyển được người vận chuyển đường biển lập ra. Một số trường hợp là do đại diện của họ tiến hành lập, ký và bàn giao cho người giao hàng/chủ hàng. Mục đích chính là vận chuyển hàng hóa dựa theo hợp đồng giữa người bán và người mua.
2. Phân loại vận đơn đường biển
Thực tế, căn cứ vào từng tiêu chí khác nhau sẽ chia ra mỗi loại vận đơn riêng biệt. Cụ thể:
2.1. Căn cứ vào phê chú trên đơn
Nếu dựa vào phê chú trên đơn, sẽ được chia làm 2 loại vận đơn cơ bản sau:
- Vận đơn hoàn hảo: Đây là vận đơn cho thấy hàng hóa đang nằm trong tình trạng tốt khi được thực hiện vận chuyển.
- Vận đơn không hoàn hảo: Đây là vận đơn cho biết hàng hóa có một số thiệt hại trước khi vận chuyển.
2.2. Căn cứ vào tình trạng bốc dỡ hàng hóa
Dựa vào tiêu chí tình trạng bốc dỡ hàng hóa sẽ được chia làm 2 loại cơ bản sau:
- Vận đơn đã bốc hàng lên tàu: Hàng hóa đã được bốc qua hệ thống lan can tàu và nằm gọn trong khoang tàu. Vận đơn thường được ghi chú shipped on board và on board.
- Vận đơn nhận hàng để chờ: Thể hiện rằng người vận chuyển đã nhận hàng và thực hiện cam kết đưa hàng cán đích.
2.3. Căn cứ tính sở hữu vận đơn
Nếu căn cứ tính sở hữu thì vận đơn sẽ được chia làm 3 loại cơ bản sau:
- Vận đơn đích danh: Thể hiện rõ tên, địa chỉ người nhận hàng hóa và người chuyên chở chỉ giao hàng cho đối tượng có tên trên vận đơn đó.
- Vận đơn theo lệnh: Đây là vận đơn được ký hiệu ở mặt sau tờ vận đơn.
- Vận đơn vô danh: Vận đơn này không ghi tên người nhận hàng và bất kỳ người nào sở hữu vận đơn này đều là chủ hàng.
2.4. Căn cứ tính pháp lý vận đơn
Nếu căn cứ vào tính pháp lý thì vận đơn sẽ được chia làm 2 loại cơ bản sau:
Vận đơn gốc: Được thực hiện ký bằng tay và giao dịch chuyển nhượng dễ dàng.
Vận đơn bản sao: Bản sao vận đơn gốc và không có chữ ký tay và có dấu “copy”, không giao dịch được.
2.5. Căn cứ vào hành trình chuyên chở vận đơn
Nếu căn cứ vào hành trình chuyên chở vận đơn sẽ được chia làm 3 loại cơ bản dưới đây:
- Vận đơn đi thẳng: Được cấp ở trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển từ cảng tới cảng đích không phải chuyển tải.
- Vận đơn chở suốt: Dùng trong trường hợp hàng hóa phải chuyển tải thông qua con tàu trung gian.
- Vận đơn đa phương thức: Được phát hành cho quá trình chuyển chở hàng hóa dựa vào phương thức “door to door”.
3. Các chức năng chính của vận đơn
Bill of Lading (B/L) có các chức năng chính sau:
-
Chứng từ vận chuyển: B/L là bằng chứng vật lý cho việc hàng hóa đã được giao nhận bởi người vận chuyển và sẵn sàng để vận chuyển đến đích. Nó xác nhận việc giao nhận hàng hóa và điều kiện vận chuyển.
-
Chứng từ quyền sở hữu: B/L có thể được sử dụng như một chứng từ quyền sở hữu, cho phép chuyển quyền sở hữu của hàng hóa từ người gửi hàng đến người nhận hàng.
-
Chứng từ thanh toán: B/L có thể được sử dụng như một phần của quá trình thanh toán trong thương mại quốc tế, đặc biệt trong trường hợp thanh toán bằng hình thức chứng từ.
-
Chứng từ bảo hiểm: B/L cũng có thể được sử dụng để yêu cầu bảo hiểm cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.
4.Những nội dung trên vận đơn đường biển
Dưới đây là một số nội dung cần có trên Bill of lading mà bạn không nên bỏ qua:
- Shipper/Seller: Tức người gửi hàng, thuộc về bên bán.
- Shipping company: Công ty vận tải biển.
- Consignee/Buyer: Người có quyền được nhận hàng hóa.
- B/L No: Số vận đơn.
- File no: Số lô hàng.
- Tracking no: Số vận chuyển.
- Booking no: Số chỗ lô hàng ở trên tàu.
- Export reference: Giấy phép xuất khẩu.
- Forwarding Agent: Đại lý Forwarder.
- Notify party: Bên nhận thông báo.
- For delivery apply to: Nơi lấy D/O đầu nhập.
- Vessel and Voyage no: Tên con tàu và số hiệu con tàu.
- Place of receipt: địa điểm nhận hàng để chở
- Port of loading: Cảng bốc hàng lên tàu.
- Port of transit: cảng chuyển tải
- Port of discharge: Cảng dỡ hàng.
- Place of delivery: Cảng trả hàng cho người nhận hàng hóa.
- Type of move: Phương thức vận chuyển.
- Marks and number: kí hiệu và số
- Description of package and goods: mô tả kiện và hàng hóa
- Measurement: Thể tích của toàn bộ đơn hàng (đơn vị tính là CBM – tính bằng mét khối)
- Gross weight: trọng lượng tổng cả bì
- ….
Trên đây là một số thông tin cơ bản về thuật ngữ Bill of lading để các bạn tham khảo và nắm rõ.
Chúng tôi còn cấp các dịch vụ:
- Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa
- Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
- Dịch vụ vận chuyển đường hàng không
- Dịch vụ vận chuyển thú cưng
- Dịch vụ mua hộ quốc tế
LIÊN HỆ NGAY VỚI VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Xem thêm:
Dịch vụ booking đường tàu biển chính ngạch từ Việt Nam – Indonesia
Vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Singapore giá chỉ từ 3.X/kg