Tất Tần Tật Về Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến (Voyage Charter Party)

Tất Tần Tật Về Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến (Voyage Charter Party)

Hợp đồng thuê tàu chuyến tiếng Anh là Voyage charter party, đây là một văn bản quan trọng, trong đó người chuyên chở sẽ cam kết vận chuyển hàng hóa từ cảng này đến cảng khác để giao cho người nhận hàng, còn người thuê tàu cam kết trả cước phí.

Hợp đồng thuê tàu chuyến được ký kết khi người đi thuê tàu có một khối lượng lớn hàng hóa phải chuyên chở như: than, dầu mỏ, quặng, xi măng, ngũ cốc, sắt, thép, phân bón…

Hợp đồng thuê tàu chuyến thường được soạn theo mẫu có sẵn của một số tổ chức hàng hải như: Gencon, Centracron, Baltime…

Nghiệp vụ thuê tàu chuyến khá phức tạp nên người thuê tàu thường thông qua các công ty forwarder – đại lý của hãng tàu để ủy thác thuê tàu.

Tất Tần Tật Về Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến (Voyage Charter Party)
Tất Tần Tật Về Hợp Đồng Thuê Tàu Chuyến (Voyage Charter Party)

1. Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến

1.1. Các bên của hợp đồng

Hợp đồng thuê tàu chuyến bao gồm:

  • Shipping line: shipping line với ship owner có thể là một, hoặc nếu shipping line không có tàu thì họ thuê tàu của ship owner để kinh doanh vận tải trong 10 năm, 20 năm…)
  • Charterer: người thuê tàu. Người thuê tàu có thể là người XK hay người NK
  • Broker: người môi giới cước tàu

1.2. Quy định về hàng hóa

  • Khi thuê tàu chuyên chở khối lượng hàng hóa nhất định thì hai bên phải quy định rõ tên hàng, đặc điểm hàng hóa, loại bao bì
  • Về số lượng hàng có thể chở theo trọng lượng hoặc theo thể tích tùy đặc điểm của mặt hàng

1.3. Quy định về con tàu

Tàu vận tải biển là phương tiện để vận chuyển hàng hóa nên điều khoản này người ta quy định cụ thể các đặc trưng cơ bản của con tàu mà hai bên thỏa thuận: tên tàu, chất lượng, động cơ, quốc tịch tàu, trọng tải, dung tích, vị trí tàu, mớn nước…

1.4. Quy định về thời gian tàu đến cảng xếp hàng

Thời gian tàu đến cảng xếp hàng là thời gian mà tàu phải có mặt tại cảng và sẵn sàng xếp hàng.

1.5. Quy định về cảng bốc dỡ hàng

  • Người vận chuyển có nghĩa vụ đưa tàu vận tải biển đến cảng nhận hàng đúng thời gian, địa điểm quy định trong hợp đồng vận chuyển.
  • Người vận chuyển đưa tàu vận tải biển đến nơi bốc hàng do người thuê chỉ định. Hai bên sẽ thỏa thuận với nhau cảng xếp và dỡ hàng hóa, số lượng cảng xếp/dỡ hàng hóa ảnh hưởng trực tiếp đến mức cước thuê tàu.

1.6. Quy định về cước phí và thanh toán cước phí

  • Chủ tàu và người thuê tàu thương lượng cước phí thuê tàu chuyến. Đây là điều khoản quan trọng trong hợp đồng và mức cước là tiền cước tính cho mỗi đơn vị cước.
  • Đơn vị cước là đơn vị trọng lượng (tấn) đối với hạng nặng hay thể tích (mét khối) đối với hàng cồng kềnh hay một đơn vị cước khác như: Standard (gỗ), Gallon (dầu mỏ), Bushels (lúa mì)…
Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến
Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê tàu chuyến

1.7. Quy định về chi phí bốc dỡ hàng

Chi phí xếp dỡ hàng hóa chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá cước chuyên chở hàng hóa. Trong thuê tàu chuyến lúc nào cũng có điều khoản quy định về phân chia chi phí bốc dỡ hàng hóa giữa chủ tàu và người đi thuê tàu trong thực tế thường áp dụng nhiều công thức về phân chia chi phí bốc dỡ.

1.8. Quy định về thời gian làm hàng, phạt thưởng xếp dỡ

Là khoảng thời gian do 2 bên thỏa thuận dành cho người đi thuê tàu tiến hành công việc bốc dỡ hàng hóa lên tàu hoặc dỡ hàng hóa khỏi tàu “thời gian cho phép”.

1.9. Quy định về trách nhiệm và miễn trách của người chuyên chở

Trong hợp đồng chuyên chở có quy định người chuyên chở có trách nhiệm đối với những hư hỏng, mất mát của hàng hóa.

1.10. Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí

Hiện có 2 cách tính cước phí như sau:

  • Trường hợp hàng không đầy tàu, chở bao nhiêu sẽ tính bấy nhiêu: số lượng hàng hóa để tính cước có thể là số lượng ở cảng đi hoặc số lượng ở cảng đến. Tuy nhiên, việc áp dụng số lượng ở cảng đến sẽ phát sinh thêm chi phí của việc cân/ đếm hàng lại nên hợp đồng thường sẽ ghi: “Số lượng căn cứ tính cước là số lượng ở cảng đi. Bên thuê tàu phải trả thêm 2% tổng tiền cước như một khoản bù đắp cho việc hãng tàu không cân lại hàng”.
  • Trường hợp thuê bao nguyên chuyến lumpsum: cước phí sẽ được tính chung 1 lần cho cả con tàu, miễn sao số lượng hàng hóa nằm trong tải trọng vận chuyển cho phép.

Có 2 cách thanh toán cước phí/ thời gian thanh toán:

  • Trả trước – trả tại cảng bốc hàng – Freight Prepaid: áp dụng trong trường hợp người bán thuê tàu. Hãng tàu muốn giảm thiểu rủi ro nên yêu cầu người bán trả tiền thuê tàu trước rồi mới vận chuyển hàng đi.
  • Trả sau – trả tại cảng dỡ hàng – Freight Collect: áp dụng trong trường hợp người mua thuê tàu. Hãng tàu vẫn còn khống chế được hàng nên có thể cho bên thuê tàu nợ cước cho đến khi hàng đến đích.

2. Chúng tôi còn chung cấp các dịch vụ:

  • Dịch vụ vận chuyển đường bộ nội địa
  • Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế
  • Dịch vụ vận chuyển đường hàng không
  • Dịch vụ vận chuyển thú cưng
  • Dịch vụ mua hộ quốc tế

LIÊN HỆ NGAY VỚI VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN MIỄN PHÍ

Xem thêm:

Vận tải biển chính ngạch từ Việt Nam đi Nhật Bản

Gửi hàng trọn gói đi Malaysia giá rẻ

Rate this post