Nội Dung
Một Số Loại Vận Đơn Đặc Biệt
Ngoài các loại vận đơn phổ biến như vận đơn đường biển (Seaway bill), vận đơn đường hàng không (Airway bill), trong hoạt động xuất nhập khẩu còn có nhiều loại vận đơn đặc biệt khác mà bạn cần biết.
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu về các loại vận đơn đặc biệt đó nhé.
1.Vận đơn rút gọn (Short B/L)
- Là bản sao của vận đơn gốc, được phát hành khi người giao hàng không thể xuất trình vận đơn gốc kịp thời.
- Vận đơn rút gọn không có giá trị sở hữu hàng hóa như vận đơn gốc.
- Chỉ có nội dung ở mặt trước, mặt sau để trồng. Ở mặt trước, ngoài những điều khoản có trên tờ vận đơn bình thường, còn có nguồn dẫn chiếu để giải quyết khi có tranh chấp phát sinh.
2.Vận đơn hải quan (Customs B/L)
- Được sử dụng để trình bày với cơ quan hải quan để làm thủ tục hải quan.
- Vận đơn hải quan thường bao gồm các thông tin chi tiết về hàng hóa, như mô tả, trọng lượng, giá trị, v.v.
3. Vận đơn của người giao nhận (Forwarder B/L)
Theo truyền thống, thì vận đơn phải do người chuyên chở hay người đại diện cho họ cấp; tuy nhiên, ngày nay người giao nhận không chỉ làm đại lý, uỷ thác giao nhận hàng hóa đơn thuần, mà họ còn có thể cung cấp dịch vụ vận tải, nghĩa là họ có thêm chức năng vận tải (với vai trò là người chuyên chở hay MTO).
- Được phát hành bởi công ty giao nhận vận tải (freight forwarder) thay cho người vận chuyển.
- Vận đơn này thường được sử dụng khi người giao nhận vận tải sắp xếp vận chuyển hàng hóa bằng nhiều phương tiện vận tải khác nhau.
4. Vận đơn của bên thứ ba (Third party B/L)
- Được phát hành bởi một bên thứ ba, không phải là người giao hàng hoặc người nhận hàng.
- Là vận đơn, trên đó người gửi hàng không phải là người hưởng lợi LC, mà là người khác.
- Vận đơn này thường được sử dụng khi hàng hóa được mua bán nhiều lần trong quá trình vận chuyển.
5. Vận đơn Container
- Được sử dụng cho hàng hóa được vận chuyển trong container.
- Vận đơn container thường bao gồm thông tin chi tiết về container, như số container, kích thước, trọng lượng, v.v.
Thông thường, vận đơn container được cấp trước khi container được bốc lên tàu, do đó, nó thuộc loại vận đơn nhận hàng để chở (Received for Shipment). Vì mới chỉ nhận hàng để chở, nên theo phương thức thanh toán LC các ngân hàng thường không chấp nhận thanh toán các vận đơn loại này, do đó, để được thanh toán thì trong LC phải có quy định “chấp nhận vận đơn nhận hàng để chở – Received for Shipment Bill of Lading Acceptable).
6. Surrendered B/L
Thông thường, hàng hóa sẽ được giao khi chủ hàng xuất trình một B/L gốc sau khi đã thanh toán các chi phí liên quan cho hãng tàu tại điểm đến. Vì một số lý do như thời gian hành trình vận chuyển ngăn nên việc chuẩn bị chứng từ không kịp hoặc do thỏa thuận giữa người mua và người bán về VIỆC nhận hàng tại cảng đến không cần xuất trình B/L gốc, chủ hàng có thể yêu cầu hãng tàu giao hàng tại cảng đến không cần B/L sau khi đã xuất trình bộ B/L gốc tại bất kỳ văn phòng nào của hãng tàu ngoài cảng đến (thường là cảng xếp hàng) và thanh toán mọi chi phí liên quan.
Văn phòng của hãng tàu tại nơi nhận B/L gốc sẽ gửi bức điện xác nhận việc thực hiện này cùng với chi tiết lô hàng cho văn phòng của hãng tàu tại cảng đến. Như vậy B/L gốc đã được surrendered. Trong trường hợp B/L, gốc chưa được phát hành, chủ hàng sẽ ghi chú “Surrender B/L” khi làm thủ tục vận đơn với hãng tàu tại cảng đi và việc thông báo từ hãng tàu cho văn phòng tại cảng đến là giống như nói ở trên.
7. Switch B/L
Switch Bill thường được dùng cho các gói hàng thuộc dạng “Cross trade” hoặc “Triangle”. Cross Trade liên quan đến không chỉ người mua và người bán, mà còn có người trung gian tham gia vào hoạt động mua bán. Ví dụ, người bán A ở Trung Quốc, đại lý B ở Singapore, người mua C ở Mỹ.
Nếu đại lý B (hoặc người trung gian) không muốn người bán A và người mua C biết nhau nhằm bảo vệ lợi ích của mình, thì Switch B/L sẽ được sử dụng. Hàng có thể được vận chuyển trực tiếp từ Trung Quốc sang Mỹ hoặc qua Singapore (hoặc qua một nước khác).
Đây là Switch B/L đơn giản nhất. Có nhiều vận đơn phức tạp hơn phụ thuộc vào yêu cầu của các bên liên quan. Tuy nhiên xuất xứ hàng phải được làm rõ là Trung Quốc, không phải Singapore.
Tóm lại, vận đơn đường biển là chứng từ quan trọng không thể thiểu trong thương mại và thanh toán quốc tế. Để giảm thiểu rủi ro và các tranh chấp. thì việc nhận biết và sử dụng tốt các loại vận đơn là yêu cầu tất yếu đối với tất cả các bên liên quan, đặc biệt là cán bộ ngân hàng làm công tác thanh toán quốc tế và những nhà kinh doanh xuất nhập khẩu.
Hy vọng bài chia sẻ về các loại vận đơn sẽ hữu ích tới bạn đọc.
Liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được tư vấn và báo giá tốt nhất!
Xem thêm:
Vận đơn vô danh là gì? Phân biệt với các loại vận đơn khác
Forwarder là gì trong xuất nhập khẩu