6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu khi cước vận tải biển tăng

(Xây dựng) – Trong bối cảnh cước vận tải biển tăng “phi mã”, Bộ Công Thương khuyến nghị 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu.

6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu khi cước vận tải biển tăng

Cước vận tải biển tăng chóng mặt:6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong bối cảnh cước vận tải biển tăng  cao

Dữ liệu của Công ty tư vấn hàng hải Drewry cho biết, mức cước vận tải giao ngay của một container hàng hóa 40 feet từ Thượng Hải (Trung Quốc) đến New York (Mỹ) đã đạt mức 9.387 USD vào ngày 11/7.

Con số này cao gấp đôi so với hồi tháng 2, dù vẫn thấp hơn mức đỉnh 16.000 USD trong thời kỳ đại dịch Covid-19. Chi phí vận chuyển một container 40 feet từ Hàn Quốc đến Liên minh châu Âu (EU) cũng tăng tháng thứ hai liên tiếp và tăng 121,6% so với cùng kỳ năm 2023.

Các chuyên gia lý giải nguyên nhân cước vận tải biển tăng:

  • Do rủ ro an ninh trên biển Đỏ phải chuyển qua  đi hướng tránh trên kênh đào Suze.
  • Từ đầu năm 2024 cước vận tải tăng do ùn tắc tại một số cảng Châu Á và thiếu container.

=> Trong thời gian qua các doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng nặng do cước vận tải biển tăng cao

  6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu trong khi cước vận tải biển tăng:6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu khi cước vận tải biển tăng “phi mã”

Phối hợp giữa các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và doanh nghiệp dịch vụ logistics: 

Các hiệp hội ngành xuất nhập khẩu làm việc với các Hiệp hội lĩnh vực logistics nhằm nâng cao năng lực, tập hợp doanh nghiệp hội viên cùng xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch vận chuyển, kế hoạch xuất nhập khẩu hàng hoá làm cơ sở ký kết hợp đồng dài hạn với hãng tàu, giảm thiểu tối đa tác động của giá cước, phụ phí trong giai đoạn thị trường quốc tế nhiều diễn biến phức tạp, khó lường hiện nay.

Phân luồng hàng hoá và tuyến đường thay thế khi cước vận tải biển tăng

Bên cạnh tuyến đường biển hiện tại, doanh nghiệp xuất nhập khẩu với châu Âu có thể xem xét các tuyến đường thay thế, trong đó có tuyến đường vận tải đa phương kết hợp, đi đường biển đến các cảng ở Trung Đông, sau đó đi đường hàng không, đường sắt hoặc đường bộ sang châu Âu.

Tăng cường tận dụng ưu đãi của các FTA: 

Các hiệp hội ngành hàng xuất nhập khẩu phối hợp với Bộ Công Thương, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và các cơ quan liên quan tăng cường phổ biến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu về các quy định của các hiệp định thương mại tự do (FTA) nhằm tạo thuận lợi thương mại, nâng cao tỷ lệ tận dụng ưu đãi từ các hiệp định này.

Giải quyết hàng hoá xuất nhập khẩu tồn đọng khi cước vận tải biển tăng:

Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu phối hợp với cơ quan hải quan, doanh nghiệp khai thác cảng đẩy nhanh tiến độ xử lý hàng hoá tồn đọng tại các cảng, góp phần thúc đẩy luồng hàng lưu thông và nâng cao năng lực xử lý hàng hoá tại cảng.

Hỗ trợ đào tạo và nâng cao năng lực đàm phán hợp đồng mua bán và hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp vừa và nhỏ: 

Các hiệp hội ngành hàng phối hợp với VCCI tăng cường tuyên truyền và nâng cao năng lực của doanh nghiệp xuất nhập khẩu vừa và nhỏ trong đàm phán, ký kết các hợp đồng mua bán ngoại thương và hợp đồng bảo hiểm nhằm bảo vệ doanh nghiệp trước rủi ro và tổn thất khi có sự cố. Đặc biệt với hàng hoá đường biển đi qua tuyến đường có mức độ rủi ro cao.

Xây dựng kế hoạch phòng ngừa và phản ứng nhanh: 

Các hiệp hội và doanh nghiệp xuất nhập khẩu chủ động xây dựng kế hoạch phòng ngừa, ứng phó để giảm thiểu nguy cơ, rủi ro, tổn thất từ các sự cố phức tạp, khó lường tương tự trong tương lai.

Trên đây là các thông tin về 6 giải pháp thúc đẩy xuất nhập khẩu khi cước vận tải biển tăng . Mong rằng thông tin này của Sea Transport, có thể giúp các bạn nắm được nhiều thông tin vận tải đường biển hơn.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Shanghai, Trung Quốc

 

Rate this post