Các loại phụ phí trong vận tải biển

Các loại phụ phí trong vận tải biển

Các loại phụ phí trong vận tải biển

Ngành xuất nhập khẩu sôi động mở ra nhiều cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh cước vận chuyển cơ bản (Ocean Freight), chi phí vận tải đường biển còn bao gồm nhiều khoản phụ phí khác nhau, gây bối rối cho không ít doanh nghiệp. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về các loại phụ phí phổ biến trong vận tải đường biển, giúp bạn hiểu rõ hơn về giá cả và đưa ra quyết định tối ưu cho hoạt động xuất nhập khẩu của mình.

Các loại phụ phí trong vận tải biển
Các loại phụ phí trong vận tải biển

Phụ phí trong vận tải đường biển là gì? 

Phụ phí trong vận tải đường biển là các khoản phí phát sinh khác ngoài cước vận chuyển hàng hóa cơ bản. Các phụ phí này có thể bao gồm các khoản phí như phí xếp dỡ, phí lưu kho tạm thời, phí bảo hiểm hàng hóa, phí xử lý tài liệu, phí bảo quản hàng hóa, phí thủ tục hải quan, phí an ninh cảng, và các chi phí khác liên quan đến việc vận chuyển hàng hóa trên đường biển.

Lý do phát sinh các loại phụ phí vận tải biển

1. Chi phí phát sinh trong quá trình vận chuyển:

  • Dịch vụ tại cảng: Chi phí xếp dỡ, lưu container, an ninh container, truyền dữ liệu hải quan,… là những khoản chi phí phát sinh bắt buộc tại các cảng mà tàu biển ghé qua.
  • Biến động giá nhiên liệu: Giá nhiên liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vận hành tàu biển. Do đó, phí BAF (Bunker Adjustment Factor) được áp dụng để bù đắp chi phí nhiên liệu biến động cho hãng tàu.
  • Rủi ro và chi phí phát sinh: Phí DEM/DET (Demurrage/Detention) được áp dụng khi container lưu kho quá hạn, nhằm bù đắp chi phí và khuyến khích khách hàng trả container đúng hạn. Phí PSS (Peak Season Surcharge) được áp dụng vào mùa cao điểm để bù đắp chi phí tăng cao do nhu cầu vận chuyển tăng đột biến.

2. Cạnh tranh thị trường:

  • Các hãng tàu và công ty giao nhận cạnh tranh để thu hút khách hàng, dẫn đến sự khác biệt về mức phí và điều kiện áp dụng các loại phụ phí.
  • Doanh nghiệp cần so sánh kỹ lưỡng để lựa chọn nhà cung cấp phù hợp, tiết kiệm chi phí.

3. Yếu tố khác:

  • Chính sách của chính phủ các nước, điều kiện an ninh khu vực, sự cố thiên tai,… cũng có thể ảnh hưởng đến việc áp dụng các loại phụ phí VTB.
Lý do phát sinh các loại phụ phí vận tải biển
Lý do phát sinh các loại phụ phí vận tải biển

Các loại phụ phí thường gặp trong vận tải đường biển

BAF (Bunker Adjustment Factor): Phụ phí biến động giá nhiên liệu

Là khoản phụ phí (ngoài cước biển) do hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động giá nhiên liệu. Tương đương với thuật ngữ FAF (Fuel Adjustment Factor)…

CAF (Currency Adjustment Factor): Phụ phí biến động tỷ giá ngoại tệ

Là khoản phụ phí hãng tàu thu từ chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh do biến động tỷ giá ngoại tệ…

Phí CFS – Phí xếp dỡ hàng lẻ (LCL) tại kho CFS … 

CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container

Là khoản phụ phí hãng tàu thu của chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chuyển (re-position) một lượng lớn vỏ container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu….

COD (Change of Destination): Phụ phí thay đổi nơi đến

Là phụ phí hãng tàu thu để bù đắp các chi phí phát sinh trong trường hợp chủ hàng yêu cầu thay đổi cảng đích, chẳng hạn như: phí xếp dỡ, phí đảo chuyển, phí lưu container, vận chuyển đường bộ…

DDC (Destination Delivery Charge): Phụ phí giao hàng tại cảng đến

Không giống như tên gọi thể hiện, phụ phí này không liên quan gì đến việc giao hàng thực tế cho người nhận hàng, mà thực chất chủ tàu thu phí này để bù đắp chi phí dỡ hàng khỏi tàu, sắp xếp container trong cảng (terminal) và phí ra vào cổng cảng. Người gửi hàng không phải trả phí này vì đây là phí phát sinh tại cảng đích.

PCS (Panama Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Panama

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển theo tuyến đường biển qua kênh đào Panama.

PCS (Port Congestion Surcharge)
Phụ phí này áp dụng khi cảng xếp hoặc dỡ xảy ra ùn tắc, có thể làm tàu bị chậm trễ, dẫn tới phát sinh chi phí liên quan cho chủ tàu.

PSS (Peak Season Surcharge): Phụ phí mùa cao điểm

Phụ phí này thường được các hãng tàu áp dụng trong mùa cao điểm từ tháng tám đến tháng mười, khi có sự tăng mạnh về nhu cầu vận chuyển hàng hóa thành phẩm để chuẩn bị hàng cho mùa Giáng sinh và Ngày lễ tạ ơn tại thị trường Mỹ và châu Âu.

SCS (Suez Canal Surcharge): Phụ phí qua kênh đào Suez

Phụ phí này áp dụng cho hàng hóa vận chuyển qua kênh đào Suez.

THC (Terminal Handling Charge): Phụ phí xếp dỡ tại cảng

Phụ phí xếp dỡ tại cảng là khoản phí thu trên mỗi container để bù đắp chi phí cho các hoạt động làm hàng tại cảng, như: xếp dỡ, tập kết container từ CY ra cầu tàu…

Thực chất cảng thu hãng tàu phí xếp dỡ và các phí liên quan khác, và hãng tàu sau đó thu lại từ chủ hàng (người gửi hoặc người nhận hàng) khoản phí gọi là THC…

WRS (War Risk Surcharge): Phụ phí chiến tranh

Phụ phí này thu từ chủ hàng để bù đắp các chi phí phát sinh do rủi ro chiến tranh, như: phí bảo hiểm…

LIÊN HỆ NGAY VỚI CHÚNG TÔI ĐỂN NHẬN ĐƯỢC TƯ VẤN TỐT NHẤT!

Xem thêm:

CY là gì? Sự khác nhau giữa CY và CFS

Các loại hàng hoá thường được vận chuyển bằng đường biển

Phân loại vận đơn đường biển

Rate this post