Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight

Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight

Chargeable Weight Là Gì? Cách Tính Chargeable Weight

Trong giao nhận hàng hóa quốc tế, việc xác định Trọng lượng tính phí (Chargeable Weight) đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí vận chuyển mà doanh nghiệp hay cá nhân phải chi trả. Hiểu rõ khái niệm và cách tính Chargeable Weight là điều cần thiết để tối ưu hóa chi phí logistics.Để giúp bạn hiểu rõ hơn về Chargeable Weight, bài viết dưới đây Vận Tải Biển Quốc Tế sẽ giải thích cụ thể về khái niệm Chargeable Weight và cách tính Chargeable Weight.

Chargeable weight là gì?

Chargeable weight, hay còn gọi là Trọng lượng tính phí, là trọng lượng được sử dụng để tính toán cước phí vận chuyển cho lô hàng. Nó được xác định dựa trên so sánh hai giá trị:

  • Trọng lượng thực tế (Gross Weight – GW): Là trọng lượng thực tế của lô hàng được đo bằng cân.
  • Trọng lượng thể tích (Volume Weight – VW): Là trọng lượng quy đổi từ thể tích của lô hàng theo công thức do hãng vận chuyển quy định.
Chargeable weight là gì?
Chargeable weight là gì?

Phân biệt Gross Weight và Chargeable Weight

Đặc điểm Gross Weight (Trọng lượng thực tế) Chargeable Weight (Trọng lượng tính phí)
Định nghĩa Là trọng lượng thực tế của lô hàng bao gồm cả hàng hóa và bao bì. Là trọng lượng được sử dụng để tính toán cước phí vận chuyển cho lô hàng.
Cách tính Đo trực tiếp bằng cân. So sánh Trọng lượng thực tế (GW)Trọng lượng thể tích (VW), lấy giá trị lớn hơn.
Công thức tính Trọng lượng thể tích VW (kg) = Dài (cm) x Rộng (cm) x Cao (cm) / 6000
Mục đích sử dụng Dùng để xác định khối lượng hàng hóa, theo dõi hàng hóa trong kho, lập hóa đơn thương mại. Dùng để tính toán cước phí vận chuyển, so sánh giá cước giữa các hãng vận chuyển.

Cách tính Chargeable weight hàng sea

Ví dụ một lô hàng gồm 10 kiện hàng với các thông số sau:

  • Mỗi kiện hàng có kích thước 120cm x 100cm x 150cm.
  • Trọng lượng mỗi kiện: 800 kg / tổng trọng lượng 1 kiện

Bước 1: Tính tổng trọng lượng hàng hóa

Tổng trọng lượng lô hàng là 8000 kg.

Bước 2: Tính số lượng hàng hóa.

  • Kích thước gói hàng (cm) ⇒ 120cm x 100cm x 150cm
  • Kích thước gói hàng ⇒ 1,2m x 1m x 1,5m
  • Khối lượng gói = 1,2m x 1m x 1,5m = 1,8 cbm (mét khối)
  • Tổng lượng hàng = 10 x 1,8 cbm = 18 cbm

Bước 3: Tính trọng lượng thể tích của lô hàng của bạn

Nhân thể tích của hàng hóa với hằng số trọng lượng thể tích sẽ cho trọng lượng thể tích của hàng hóa
vận chuyển đường biển với trọng lượng không đổi = 1000 kg/cbm

Trọng lượng thể tích = 18 cbm x 1000 kg/ cbm = 18000 kg

Bước 4: Tính Trọng lượng Tính cước của lô hàng

So sánh tổng trọng lượng của mặt hàng với trọng lượng theo thể tích của lô hàng đó và chọn kích thước lớn hơn. Đây là trọng lượng tính cước của lô hàng mẫu

Tổng trọng lượng của lô hàng là 8000kg. Trọng lượng thể tích của hàng hóa là 18000 kg

Trọng lượng thể tích lớn hơn trọng lượng thực tế, vì vậy nên chọn trọng lượng thể tích 18000kg làm trọng lượng tính cước.

Những lưu ý cần biết khi tính cước phí

Khi tính cước phí Chargeable weight, bạn cần lưu ý về trọng lượng quy đổi như sau:

Hàng Sea

1 tấn < 3 CBM Hàng nặng ⇒ Dùng bảng giá KGS
1 tấn >= 3 CBM Hàng nhẹ ⇒ Dùng bảng giá CBM
Trong vận tải đường biển Quy ước 1m3 tương đương 1000kg

Trên đây là thông tin chi tiết về Chargeable Weight là gì và cách tính Chargeable Weight hàng Air, hàng Sea. Biết được cách tính Chargeable Weight sẽ giúp cho bạn chủ động và nhanh chóng tính được cước phí cho lô hàng của mình chính xác nhất. Hy vọng bài viết trên của Vận Tải Biển Quốc Tế sẽ giúp ích cho công việc của bạn.

Xem thêm:

Shipping Marsk là gì? Quy định mẫu shipping marsk chuẩn nhất

Vận chuyển LCL đi Mỹ bằng đường biển uy tín

Rate this post