Doanh nghiệp vận tải biển “méo mặt” với giá nhiên liệu tăng cao

Doanh nghiệp vận tải biển “méo mặt” với giá nhiên liệu tăng cao

Giá cước vận tải giảm sâu, sản lượng hàng hóa thấp nhưng mấy tháng nay. Tuy nhiên hiện giá nhiên liệu tàu lại tăng phi mã khiến cho các doanh nghiệp vận tải biển “méo mặt” với giá nhiên liệu tăng cao.trước khó khăn này. 

Giá nhiên liệu tăng 26% trong vài tháng

Vào khoảng 2 tháng nay, Công ty TNHH MTV Vận tải Biển Đông “đau đầu” khi giá nhiên liệu tàu tăng vọt. Theo ước tính của doanh nghiệp này, giá nhiên liệu hiện nay tăng khoảng 26% so với giai đoạn trước.

Tình hình giá nhiên liệu tăng như sau:

“Chi phí nhiên liệu thường chiếm trên 40% tổng doanh thu với những tàu mới, còn những tàu nhiều tuổi, thông số kém, chi phí có thể chiếm trên 50%”, đại diện Biển Đông chia sẻ.

Hiện nay, hầu hết các tàu đều phải sử dụng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh rất thấp (VLSFO), thân thiện với môi trường theo quy định của Tổ chức Hàng hải quốc tế (IMO). Các doanh nghiệp nhận định, dầu này thường có mức giá cao hơn dầu FO thông thường khoảng 50-70 USD/tấn.

Dữ liệu từ Ship & Bunker, chi phí trung bình của dầu VLSFO tại 20 trung tâm tiếp nhiên liệu hàng đầu thế giới hiện nay khoảng 679 USD/tấn, có nơi trên 700 USD/tấn. Mức giá này đã cao hơn mức trước và sau cuộc chiến tranh Nga – Ukraine.

Theo các chuyên gia:

Thực tế, giá nhiên liệu tăng từ cuối năm 2020-2021, nhưng thời điểm đó, các chủ hàng container có mối lo nhiều hơn về giá cước vận chuyển tăng vọt chưa từng có trong lịch sử. Cuộc khủng hoảng chuỗi cung ứng buộc các chủ hàng phải tham gia vào thị trường giao ngay đắt đỏ.

Thời điểm đó, phụ phí nhiên liệu tăng, nhưng chỉ là một phần nhỏ hơn nhiều trong tổng chi phí. Đặc biệt, khi cuộc chiến giữa Nga – Ukraine nổ ra, giá nhiên liệu cũng tăng cao nhưng giá cước vận chuyển cao nên yếu tố nhiên liệu không được nói đến nhiều.

Ông Bùi Nhật Truyền, Phó tổng giám đốc Công ty CP Hàng hải Đông Đô phân tích, một tàu có sức chứa khoảng 560 Teu khi hành trình từ Hải Phòng vào TP.HCM sẽ tiêu tốn khoảng 14-15 tấn dầu/ngày và cả hành trình sẽ khoảng 45-50 tấn dầu. Khi giá nhiên liệu tăng khoảng 10%, các tàu nhỏ có thể phải tăng thêm chi phí vài nghìn USD, còn tàu lớn có thể tăng tới hơn 10.000 USD.

“Trước đây, chi phí ngày tàu cao nên hãng tàu tìm cách chạy nhanh để quay vòng nhanh. Nhưng nay, chi phí ngày tàu thấp nên doanh nghiệp phải tính toán phương án tiết kiệm nhiên liệu để giảm chi phí”, ông Truyền chia sẻ.

Giá nhiên liệu tăng cao của tàu vận tải biển đang gia tăng tăng

Giá nhiên liệu tàu tăng cao gây sức ép lạm phát kinh tế
Giá nhiên liệu tàu tăng cao gây sức ép lạm phát kinh tế

Theo dữ liệu từ Ship & Bunker, chi phí trung bình của VLSFO tại 20 trung tâm tiếp nhiên liệu hàng đầu thế giới là 668,50 USD/ tấn vào hôm thứ 5 ngày 14/9.

Hiện tại giá nhiên liệu tăng cao:

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 10/6/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 8/2024 ở mức 75,31 USD/thùng, tăng 0,09 USD trong phiên và tăng 0,22 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 9/6.

Giá dầu Brent giao tháng 8/2024 đứng ở mức 79,7 USD/thùng, tăng 0,08 USD trong phiên và tăng 0,21 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 9/6.

Giá dầu thế giới hôm nay (10/6) tăng nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần bất chấp việc đồng đô la tăng giá do kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất bị đẩy xa hơn sau dữ liệu việc làm mạnh mẽ của Mỹ vào tuần trước.

Giá dầu thô tăng là một tác nhân làm tăng giá nhiên liệu tàu biển. Nhưng còn một vấn đề khác mang tính kỹ thuật. Theo khảo sát của Bloomberg, các nhà máy lọc dầu hiện ưu tiên cho sản phẩm xăng và dầu diesel do nhu cầu tăng cao, hơn là cho nhiêu liệu tàu biển. Điều này đồng nghĩa với việc lượng dầu thô dùng để lọc, chiết tách cho VLSOF khan hiếm hơn.

Đọc thêm: Phương pháp chuyển đổi ma số hàng hóa CTC

Lựa chọn container phù hợp để đóng hàng

Hãng tàu OOCL

Đọc thêm: Vận chuyển hàng đi Đức

Rate this post