Nội Dung
Bài viết dưới đây, Sea Transport sẽ hướng dẫn chi tiết cách xác định giá tính thuế nhập khẩu, các mức thuế và nơi tra thuế suất cũng như thứ tự thực hiện các loại thuế trong hàng nhập khẩu và xuất khẩu.
1. Căn cứ tính thuế nhập khẩu (NK)
Đối với mặt hành áp dụng thuế suất thuế NK theo tỷ lệ phần trăm:
– Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
– Giá tính thuế từng mặt hàng;
– Thuế suất từng mặt hàng;
– Tỷ giá tính thuế;
– Đồng tiền nộp thuế.
Đối với mặt hàng áp dụng thuế NK tuyệt đối:
– Số lượng từng mặt hàng thực tế xuất khẩu, nhập khẩu ghi trong tờ khai hải quan;
– Mức thuế tuyệt đối tính trên một đơn vị hàng hóa;
– Tỷ giá tính thuế;
– Đồng tiền nộp thuế.
2. Giá tính thuế NK
Giá tính thuế nhập khẩu:</p>
– Giá tính thuế đối với hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế phải trả đến cửa khẩu nhập đầu tiên – giá CIF;
– Thường được xác định bằng cách áp dụng theo thứ tự 3 phương pháp và dừng lại ở phương pháp xác định được giá tính thuế.
+ Phương pháp 1: Theo trị giá giao dịch
+ Phương pháp 2: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu giống hệt
+ Phương pháp 3: Theo giá trị giao dịch của hàng hóa nhập khẩu tương tự
Lưu ý khi xác định giá tính thuế XNK:
– Ðối với hàng hoá XNK, nếu có hợp đồng mua bán và có đủ các chứng từ hợp lệ, đủ điều kiện để xác định giá tính thuế thì giá tính thuế được xác định theo hợp đồng.
– Trong trường hợp hàng hoá XNK theo phương thức khác hoặc giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu thực tế tại cửa khẩu, thì giá tính thuế áp dụng theo biểu giá do Chính phủ quy định.
– Giá tính thuế tính bằng đồng Việt Nam. Ngoại tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá mua vào do Ngân hàng nhà nước công bố.
3. Thuế suất thuế (NK)
Thuế suất thuế NK</strong></h3>
Thuế suất thuế NK sử dụng thuế suất tỷ lệ %, mức tuyệt đối, phân biệt cho từng mặt hàng nhằm hướng dẫn hoạt động nhập khẩu. Ngoài ra còn phân biệt theo khu vực thị trường, nhằm thực hiện chính sách thương mại của Nhà nước.
Bao gồm:
– Thuế suất ưu đãi:
+ Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; </p>
+ Người nộp thuế tự khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về xuất xử hàng hóa để làm cơ sở xác định mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi.
– Thuế suất ưu đãi đặc biệt:
+ Áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam theo thể chế khu vực thương mại tự do (FTA), liên minh thuế quan hoặc để tạo thuận lợi cho giao lưu thương mại biên giới và trường hợp ưu đãi đặc biệt khác.
+ Áp dụng cho mặt hàng được quy định cụ thể trong thỏa thuận đã ký giữa Việt Nam với các bước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế và phải đáp ứng đủ các điều kiện đã ghi trong thỏa thuận. Hàng hóa phải có xuất xứ tại nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ đó.
– Thuế suất thông thường: </strong>
+ Thuế suất thông thường áp dụng đối với hàng hoá nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ không thực hiện đối xử tối huệ quốc và không thực hiện ưu đãi đặc biệt về thuế nhập khẩu với Việt Nam.
+ Thuế suất thông thường được quy định cao hơn không quá 70% so với thuế suất ưu đãi của từng mặt hàng tương ứng do Chính phủ quy định.
Thuế bổ sung:</strong>
<p>Hàng hoá nhập khẩu trong các trường hợp sau, ngoài việc chịu thuế theo quy định còn phải chịu thuế bổ sung.
– Giá bán của hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam quá thấp so với giá thông thường do được bán phá giá hoặc được nhận trợ cấp của nước xuất khẩu, gây khó khăn cho sự phát triển ngành sản xuất hàng hoá tương tự của Việt Nam;</p>
– Hàn
g hoá được nhập khẩu vào Việt Nam có xuất xứ từ nước mà nước đó có sự phân biệt đối xử về thuế nhập khẩu hoặc có những biện pháp phân biệt đối xử khác đối với hàng hoá của Việt Nam.
4. Phương pháp tính thuế xuất nhập khẩu (XNK)
Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm
Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối
Lưu ý:</strong> để xác định mức thuế suất nộp cho từng mặt hàng phải căn cứ vào tính chất, cấu tạo hàng hóa mà công ty xuất nhập khẩu và áp dụng 06 (sáu) quy tắc phân loại tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 103/2015/TT-BTC ngày 01/07/2015 của Bộ Tài chính về việc ban hành Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
5. Cách tính thuế GTGT của hàng hóa NK
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá FOB</strong></p>
Thuế GTGT hàng nk = (Giá FOB + F + I + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT
Hướng dẫn cách tính thuế giá trị gia tăng hàng nhập khẩu theo giá CIF</strong>
Thuế GTGT hàng nk = (Giá CIF + thuế nhập khẩu + thuế tiêu thụ đặc biệt) x thuế suất thuế GTGT
Trong đó,
Thuế tiêu thụ đặc biệt = (Giá CIF + Thuế NK) x thuế xuất thuế TTĐB
Ví dụ 1: Với doanh nghiệp nhập khẩu rượu từ Châu Âu về Việt Nam
Mặt hàng rượu chịu các thuế: Thuế NK, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
– Cách tính thuế nk:
Số lượng rượu x giá tính thuế x thuế suất nhập khẩu của rượu.
(Thuế suất thuế nk rượu đề nghị tra cứu tại biểu thuế nk hiện hành ban hành kèm theo Quyết định số 106/QĐ-BTC ngày 20/12/2007 của Bộ Tài chính)
– Cách tính thuế TTĐB:
Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nk) x thuế suất thuế TTĐB của rượu
(Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt rượu đề nghị tra cứu tại Thông tư số 195/2015/TT-BTC ngày 24/11/2015 của Bộ Tài chính)
– Cách tính thuế giá trị gia tăng:
Số lượng rượu x (giá tính thuế + thuế nk + thuế TTĐB) x thuế suất thuế GTGT
Nếu cần hỗ trợ, bạn có thể đặt câu hỏi bằng cách comment dưới bài viết này.
Đọc thêm: Gửi thực phẩm khô cho du học sinh Châu Âu, sách vở, hải sản khô