Nội Dung
Kho CFS là gì? Vai trò của kho CFS như thế nào đối với hàng hóa?
Trong ngành xuất nhập khẩu, Kho CFS (Container Freight Station) đóng vai trò quan trọng như một điểm trung chuyển và xử lý hàng hóa thiết yếu. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin chi tiết về khái niệm Kho CFS, vai trò và tầm quan trọng của nó đối với chuỗi cung ứng hàng hóa.
Kho CFS là gì?
Kho CFS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh Container Freight Station, hay còn gọi là Trạm Hàng Hóa Container. Đây là khu vực tập trung, lưu kho, đóng gói, bóc dỡ, phân loại và xử lý các lô hàng lẻ (LCL – Less than Container Load) trước khi được vận chuyển bằng đường biển.
Hay nói cách khác do có nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng khác nhau cần được đóng vào 1 container, cần phải có 1 địa điểm tập kết các lô hàng đó. Nơi đó chính là trạm ghép container, hay CFS – đang được nhắc tới ở đây.
Những hàng hóa nào được phép lưu trữ trong kho CFS?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 61 Luật Hải quan 2014, những hàng hóa được phép lưu trữ trong kho CFS bao gồm:
1. Hàng nhập khẩu:
- Hàng nhập khẩu chưa được làm thủ tục hải quan.
- Hàng nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan, được đưa vào kho CFS để kiểm tra thực tế.
2. Hàng xuất khẩu:
- Hàng xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan, được đưa vào kho CFS để:
- Đóng gói, dán nhãn mác, niêm phong;
- Hợp nhất nhiều lô hàng thành một lô hàng;
- Chia tách một lô hàng thành nhiều lô hàng;
- Kiểm tra chất lượng hàng hóa;
- Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý:
- Hàng hóa cấm lưu trữ trong kho CFS: Hàng giả, hàng nhái, hàng cấm theo quy định của pháp luật, hàng nguy hiểm, dễ cháy nổ, dễ hư hỏng, hoặc các loại hàng hóa khác mà Chính phủ quy định.
- Trách nhiệm của chủ hàng: Chủ hàng có trách nhiệm đảm bảo hàng hóa lưu trữ trong kho CFS đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về chất lượng, an toàn và vệ sinh.
Thời hạn lưu trữ hàng trong kho CFS
Theo quy định tại Điều 61 Luật Hải quan 2014, thời hạn tối đa để lưu trữ hàng hóa trong kho CFS là 90 ngày kể từ ngày hàng hóa được đưa vào kho.
Lưu ý:
Tính từ ngày nào: Thời hạn 90 ngày được tính từ ngày hàng hóa được đưa vào kho CFS, bao gồm cả ngày đưa vào và ngày hết hạn.
Đối với hàng nhập khẩu:
Hàng nhập khẩu chưa làm thủ tục hải quan: Lưu trữ tối đa 90 ngày.
Hàng nhập khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan: Lưu trữ tối đa 90 ngày để kiểm tra thực tế.
–Đối với hàng xuất khẩu:
Hàng xuất khẩu đã hoàn tất thủ tục hải quan hoặc đã đăng ký xong tờ khai hải quan:
Lưu trữ tối đa 90 ngày để đóng gói, dán nhãn mác, niêm phong; hợp nhất hoặc chia tách lô hàng; kiểm tra chất lượng hàng hóa; hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Gia hạn:
Trường hợp có lý do chính đáng, doanh nghiệp có thể đề nghị Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi quản lý kho CFS gia hạn thời hạn lưu trữ thêm một lần không quá 90 ngày.
Đề nghị gia hạn phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do chính đáng.
Vai trò của kho CFS
– Đóng gói, sắp xếp, hoặc đóng gói lại và sắp xếp lại các hàng hóa chờ xuất khẩu
– Chia tách, đóng ghép hàng vào container đối với hàng quá cảnh hoặc hàng trung chuyển.
– Chia tách các hàng nhập khẩu để chờ làm thủ tục nhập khẩu hàng vào thị trường Việt Nam.
– Đóng ghép container các mặt hàng xuất khẩu để chuẩn bị xuất khẩu sang nước thứ ba với các lô hàng xuất khẩu khác để xuất sang nước thứ ba.
– Thay đổi quyền sở hữu hàng hóa trong kho
Ưu điểm và hạn chế khi sử dụng kho CFS
Ưu điểm:
-Tiết kiệm chi phí:
*Đối với chủ hàng xuất khẩu:
Hợp nhất các lô hàng LCL nhỏ lẻ thành một lô hàng FCL lớn hơn để tiết kiệm chi phí vận chuyển.
Giảm chi phí đóng gói, bốc dỡ và lưu kho tại cảng.
*Đối với chủ hàng nhập khẩu:
Chia tách một lô hàng FCL thành nhiều lô hàng LCL nhỏ hơn để phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
Giảm chi phí vận chuyển nội địa.
Sử dụng dịch vụ kho CFS để lưu trữ hàng hóa trong thời gian chờ đợi khách hàng đến lấy hàng.
-Tăng hiệu quả:
Tăng tốc độ lưu thông hàng hóa.
Giảm thiểu rủi ro mất mát và hư hỏng hàng hóa.
Nâng cao chất lượng dịch vụ xuất nhập khẩu.
-An toàn:
Hàng hóa được bảo quản an toàn trong kho CFS với hệ thống an ninh camera giám sát và bảo vệ .
Các hoạt động trong kho được thực hiện theo quy trình chuyên nghiệp.
Hạn chế:
-Chi phí:
Phát sinh thêm chi phí lưu kho, đóng gói, bóc dỡ, thủ tục hải quan, vận chuyển, v.v.
Chi phí có thể cao hơn so với việc tự lưu trữ và vận chuyển hàng hóa.
-Thời gian:
Có thể mất thêm thời gian để xử lý hàng hóa tại kho CFS.
Doanh nghiệp cần lưu ý thời hạn lưu trữ hàng hóa trong kho CFS để tránh vi phạm quy định.
-Rủi ro:
Rủi ro mất mát và hư hỏng hàng hóa trong quá trình lưu trữ và vận chuyển tại kho CFS.
Rủi ro do chậm trễ trong việc xử lý hàng hóa tại kho CFS.
HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI KHI CÓ NGU CẦU GỬI HÀNG LẺ LCL !
Xem thêm:
Các loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
Vận tải biển chính ngạch từ Việt Nam đi Nhật Bản
Quy trình xuất khẩu hàng hoá bằng đường biển LCL