Phân biệt hai loại L/C khá giống nhau: Defered L/C và UPAS L/C

Trong phương thức thanh toán này có 2 loại L/C khá giống nhau đó là Defered L/C và UPAS L/C. Mặc dù L/C là phương thức thanh toán trong xuất nhập khẩu rất được ưa chuộng hiện nay. Nhưng để phân biệt được hai loại L/C này thì phải hiểu rõ từng phương thức. Vậy làm thế nào để phân biệt 2 loại L/C này?

Với sự phân tích của SeaTransport, bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu sâu sắc hơn vấn đề này.

1. Defered L/C – L/C trả dần/trả chậm/trả sau

  • Defered L/C trong đó quy định việc trả tiền thành một lần hay làm nhiều lần cho người bán. Việc trả tiền này sẽ được thực hiện sau một thời gian nhất định kể từ ngày giao hàng (date of B/L) hoặc ngày xuất trình chứng từ (presentation date).
  • Theo L/C này, người bán giao hàng và xuất trình chứng từ như L/C quy định. Khi bộ chứng từ được NH Mở xác định là hợp lệ, NH Mở thường sẽ phát hành một Cam kết trả tiền và thực hiện việc trả tiền vào ngày đáo hạn như đã quy định, có thể trả một lần hoặc nhiều lần theo thỏa thuận. Và thường ngày đáo hạn này nằm ngoài thời hạn hiệu lực của L/C nên người bán phải lưu ý để mở rộng thời hạn hiệu lực L/C.
  • So với L/C trả ngay, người nhập khẩu chỉ chịu trách nhiệm thanh toán khi đến ngày đáo hạn; do đó người nhập khẩu có thời gian để bán hàng, thu tiền hàng để trả cho nghĩa vụ trong L/C.
  • Thời hạn thanh toán càng ngắn càng tốt và không nên dài quá một năm;
  • Người bán thường giảm thiểu rủi ro của mình khi dùng L/C loại này bằng cách sẽ yêu cầu ngân hàng Thông báo thực hiện nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ hoặc nghiệp vụ Xác nhận.
  • Người bán thường ký phát hối phiếu trả sau trong trường hợp này và ngân hàng Mở phải ký chấp nhận hối phiếu, sau đó đáo hạn trên hối phiếu thì Ngân hàng Mở mới trả tiền
Deferred L/C là gì?

2. UPAS L/C = Usance paid at sight = Usance L/C

  • Đây cũng là một loạt L/C trả chậm giống Deffered L/C nhưng khác một chút. Xuất phát từ mong muốn và lợi ích của người bán.
  • Ví dụ hai loại L/C cùng ghi là trả chậm 90 ngày thì:
  • Deffer L/C có nghĩa là nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì 90 ngày sau Ngân hàng Mở trả tiền ngay cho ngân hàng Thông báo (cho người bán)
  • UPAS L/C có nghĩa là nhận được bộ chứng từ xuất trình hợp lệ thì Ngân hàng Mở phải trả tiền ngay cho ngân hàng Thông báo (cho người bán). 90 ngày sau, người NK mới trả tiền cho ngân hàng Mở theo thoả thuận tài trở lúc mở L/C

Khi đó, L/C có thể ghi:

41D: Available with …. By …… ANY BANK BY NEGOTIATION

42C: Drafts at ….

BENEFICIARY DRAFTS 90 DAYS AFTER B/L DATE

42A: Drawee

[Tên Ngân hàng Hoàn trả]

53A: Reimbursing bank

[Tên Ngân hàng Hoàn trả]

78: Instructions to the Paying/Accepting/Negotiating Bank

+ BENEFICIARY TIME DRAFT SHALL BE NEGOTIATED ON AT SIGHT BASIS AND SHOULD BE FORWARDED TO THE DRAWEE BANK [Tên Ngân hàng Hoàn trả].

+ ALL DOCUMENTS MUST BE FORWARDED DIRECTLY TO US (BANK A) IN ONE LOT BY COURIER SERVICES

UPAS L/C là gì?

Quy trình như sau:

  • Người hưởng lợi thực hiện giao hàng và xuất trình chứng từ cho Ngân hàng Thông Báo.
  • Nếu chứng từ phù hợp, Ngân hàng Thông Báo thực hiện yêu cầu hoàn trả như sau:
    Hối phiếu cùng với thư đòi tiền được gửi cho NH Hoàn trả.

Còn các chứng từ gốc của lô hàng thì gửi cho NH Mở.

  • Ngân hàng Hoàn trả nhận được hối phiếu sẽ, thực hiện theo uỷ quyền hoàn trả với Ngân hàng Mở, tức là chiết khấu hối phiếu, trả ngay tiền cho Ngân hàng Thông báo. Ngân hàng Thông báo báo có tiền vào cho người bán.
  • NHHT sau đó sẽ liên hệ NHPH thông báo rằng hối phiếu đã được xuất trình và chiết khấu và thông báo ngày đáo hạn của hối phiếu và tất cả các loại phí liên quan đến việc chiết khấu hối phiếu.
  • NH Mở kiểm tra chứng từ và nếu chứng từ phù hợp. Và sẽ thông báo cho người nhập khẩu ngày đáo hạn và tất cả các loại phí. NH Mở cũng sẽ giao chứng từ cho người nhập khẩu để họ nhận hàng.
  • Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NH Mở sẽ thanh toán cho NHHT số tiền trên hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh.
  • Khi hối phiếu đáo hạn thanh toán, NH Mở sẽ thu số tiền hối phiếu UPAS và các chi phí phát sinh, từ người mở LC.
  • Một điều quan trọng cần lưu ý là nghĩa vụ thanh toán của NH Mở đối với NHHT là hoàn toàn tách biệt với nghĩa vụ thanh toán của người nhập khẩu đối với NH Mở.

Quy trình Usance paid at sight

UPAS L/C được phát hành trong trường hợp nào và ai sẽ được hưởng lợi từ giao dịch loại này?

  • Quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C cho thấy UPAS L/C được phát hành khi nhà nhập khẩu (người mở LC) muốn nhập hàng trả ngay nhưng lại muốn NH Mở tài trợ, trong khi NH Mở vì lý do nào đó lại muốn ngân hàng được chỉ định thanh toán (thông thường là một chi nhánh địa phương của NHPH) thực hiện việc tài trợ trên cơ sở bảo đảm của NH Mở.
  • Quy trình thực hiện giao dịch UPAS L/C cũng cho thấy hầu như các bên liên quan, trong chừng mực nào đó, đều có thể hưởng lợi từ giao dịch UPAS L/C:
  • Người NK có thể hưởng lợi đôi đường. (i) được tài trợ 90-180 ngày, tuỳ theo nhu cầu và khả năng trả nợ. (ii) có thể NK hàng hoá với giá thấp hơn, kéo theo thuế nhập khẩu phải trả sẽ ít hơn.
  • Đối với người bán thì đây là cơ hội tốt nhất để. (i) có thể bán hàng lấy tiền ngay thay vì bán chịu cho người NK và ngồi chờ đáo hạn. (ii) có thể bán với giá hợp lý bởi nếu đợi 90 ngày hoặc 180 ngày, giá cả thường sẽ tăng lên;
  • NHHT cũng hưởng lợi nhờ thu phí dịch vụ bao gồm phí chấp nhận. Và bao gồm cả chiết khấu hối phiếu trả chậm.

Hy vọng những thông tin về Defered L/C và UPAS L/C được chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn nhận biết đến từng phương thức và áp dụng một cách hiệu quả.

Đọc thêm:

CLOSING TIME LÀ GÌ? Ý NGHĨA CỦA CLOSING TIME NHƯ THẾ NÀO?

Rate this post