Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan Là Gì?
Nội Dung
Phân Luồng Tờ Khai Hải Quan là một quy trình quan trọng trong hoạt động xuất nhập khẩu, giúp đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả và tuân thủ các quy định pháp luật.
Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu hóa ngày càng phức tạp, việc hiểu rõ và thực hiện đúng quy trình phân luồng tờ khai hải quan trở thành một yếu tố then chốt để doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững.
Bài viết này sẽ cung cấp cái nhìn tổng quan về phân luồng tờ khai hải quan, bao gồm các loại luồng phân, quy trình thực hiện và những lợi ích mà nó mang lại cho doanh nghiệp và cơ quan quản lý.
Phân Luồng Hải Quan (Customs Clearance) là quá trình quản lý và xử lý hàng hóa khi chúng di chuyển qua biên giới quốc gia, qua cửa khẩu hoặc cảng biển, và phải tuân thủ các quy định và quy trình hải quan cụ thể của quốc gia đó. Quá trình này nhằm đảm bảo rằng hàng hóa được kiểm tra, thông quan, và thuế quan được tính đúng quy định, bảo vệ an ninh quốc gia, và tuân thủ các quy định xuất nhập khẩu.
Hải quan Việt Nam sẽ phân loại hàng hóa dưới hình thức 03 luồng. Mỗi luồng hàng được phân loại nói lên mức độ đánh giá của cơ quan Hải quan đối với hàng hóa trong quá trình quản lý rủi ro:
Ký hiệu tờ khai luồng đỏ: Mã ký hiệu 3
Luồng đỏ trong phân luồng hải quan thường được dành cho hàng hóa có yêu cầu kiểm tra nghiêm ngặt hoặc hàng hóa gây nghi ngờ về việc tuân thủ quy định hải quan. Các trường hợp thường xuyên được đưa vào luồng đỏ bao gồm:
Khi hàng hóa bước vào luồng đỏ, quá trình kiểm tra và xem xét có thể kéo dài, dẫn đến việc thời gian thông quan kéo dài và tăng chi phí cho doanh nghiệp.
– Việc khai báo thủ công và cung cấp thông tin không khớp với hồ sơ và chứng từ; không cung cấp tên hàng hóa một cách đầy đủ, rõ ràng và cụ thể, không phù hợp với mã số hàng hóa.
– Nợ thuế, bị cưỡng chế thuế, hoặc bị ấn định thuế.
– Thường xuyên chỉnh sửa hoặc bổ sung tờ khai, hoặc hủy bỏ tờ khai; không tuân thủ quy trình đối với các tờ khai đã được khai báo.
– Có hành vi vi phạm, bao gồm:
+ Buôn lậu hoặc vận chuyển hàng hóa qua biên giới một cách trái phép.
+ Trốn thuế hoặc gian lận thuế.
+ Không tuân thủ yêu cầu của cơ quan hải quan trong quá trình thực hiện thủ tục, kiểm tra, giám sát, kiểm soát và kiểm tra sau khi thông quan, ví dụ: không cung cấp hoặc không cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn các chứng từ, tài liệu và dữ liệu điện tử liên quan đến hàng hóa xuất khẩu hoặc nhập khẩu khi cơ quan hải quan yêu cầu; đánh tráo hàng hoá đã được kiểm tra hải quan với hàng hoá chưa kiểm tra hải quan; giả niêm phong của hải quan; tự ý phá niêm phong của hải quan, tự ý tiêu thụ hàng hóa đang chịu sự giám sát của hải quan hoặc được giao bảo quản đang chờ hoàn thành việc thông quan.
– Không hợp tác với cơ quan hải quan để cung cấp đầy đủ thông tin doanh nghiệp dẫn đến thiếu thông tin để đánh giá mức độ tuân thủ của doanh nghiệp.
Ký hiệu tờ khai luồng vàng: Mã ký hiệu 2
Luồng vàng trong phân luồng hải quan áp dụng cho hàng hóa có mức độ rủi ro thấp hơn so với luồng đỏ, nhưng vẫn cần phải kiểm tra và xác minh. Thông thường, các trường hợp sau đây có thể được đưa vào luồng vàng:
Trong luồng vàng, thời gian thông quan thường nhanh hơn so với luồng đỏ, nhưng doanh nghiệp vẫn cần chú ý đến việc cung cấp thông tin và tài liệu chính xác để tránh trễ hạn.
Ký hiệu tờ khai luồng xanh: Mã ký hiệu 1
Luồng xanh là luồng thuận lợi và ưu tiên dành cho hàng hóa có mức độ rủi ro thấp và đã tuân thủ các quy định hải quan. Hàng hóa trong luồng xanh được xử lý nhanh chóng và thông quan một cách dễ dàng, giúp giảm thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.
Các yếu tố giúp hàng hóa được đưa vào luồng xanh bao gồm:
Sau khi phân luồng, nếu doanh nghiệp rơi vào luồng vàng hoặc luồng đỏ sẽ phải tiến hành kiểm hóa. Nếu như trong quá trình kiểm hóa phát hiện vi phạm thì tùy mức độ mà xử phạt doanh nghiệp. Ví dụ như phạt tiền, bị cơ quan Hải quan tịch thu hàng hóa, doanh nghiệp bị cấm xuất nhập hàng, vi phạm về luật Hải quan, bị luồng đỏ các hồ sơ sau này,…
Việc ước lệ các luồng bằng ba màu sắc cho thấy các cảnh báo quen thuộc trong đời sống đã được vận dụng vào Hải quan. Những hàng hóa tuân thủ đúng các quy định của cơ quan Hải quan sẽ được thông quan nhanh chóng ở các chặn màu Xanh (Luồng xanh) và chặn màu Vàng (Luồng Vàng), hàng hóa có nhiều dấu hiệu vi phạm sẽ bị chặn lại ở luồng đỏ với các hàng rào kiểm định và thủ tục thông quan khắt khe.
Khi truyền tờ khai hải quan, doanh nghiệp cần lưu ý về thời điểm hải quan thông báo kết quả phân luồng. Thời điểm thông báo kết quả phân luồng tờ khai Hải quan đã được quy định tại Khoản 8 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành, theo đó thì pháp luật nước ta quy định cụ thể rằng:
Tờ khai hải quan được Cơ quan Hải quan thông báo kết quả phân luồng ngay sau khi Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan tiếp nhận, kiểm tra, đăng ký thông tin trên tờ khai hải quan.
Kết quả phân luồng hải quan cũng sẽ có ngay khi hệ thống xử lý dữ liệu tiếp nhận các thông tin trên tờ khai hải quan.
Thực tế làm hàng hóa xuất nhập khẩu tại Việt Nam bạn vẫn nghe tới những khái niệm phân luồng “siêu xanh” áp dụng với những doanh nghiệp có đóng góp GDP lớn cho nền kinh tế quốc dân như: Samsung, HuynDai, Canon… hoặc việc “bẻ luồng” cũng hoàn toàn có thể nếu hải quan nghi ngờ hàng hóa của bạn nằm trong danh mục cấm xuất nhập khẩu. Dù nhận kết quả phân luồng xanh, luồng vàng thì hàng hóa của doanh nghiệp vẫn sẽ bị kiểm hóa một phần hoặc toàn bộ, yêu cầu xuất trình giấy tờ là việc bình thường.
Hy vọng với những chia sẻ trên đã giúp độc giả hiểu rõ về phân luồng tờ khai trong hoạt động thông quan xuất nhập khẩu hàng hóa.
Xem thêm: