6 Nguyên tắc sắp xếp Container lên tàu biển và cách đọc ký hiệu

Trong bài này, sẽ kể ra 6 Nguyên tắc sắp xếp Container lên tàu biển và cách đọc ký hiệu quan trọng mà các đơn vị vận chuyển hàng hóa đường biển cần biết.

Các tàu container dùng để vận chuyển hàng hóa đường biển có kích cỡ rất lớn với khả năng vận chuyển hàng ngàn container trên mỗi cuộc hành trình. Với số lượng lớn container xếp chồng lên nhau như vậy thì chúng ta cần lưu ý những nguyên tắc gì để đảm bảo các tàu container có thể vận chuyển hàng hóa một cách an toàn và đảm bảo thuận lợi cho việc dỡ hàng ở các cảng tiếp theo?

6 Nguyên tắc sắp xếp Container lên tàu biển và cách đọc ký hiệu

Tàu biển chở đầy Container

Vận tải đường biển là hình thức vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển, trên các tuyến đường biển nội địa và quốc tế. Đây là hình thức vận chuyển hàng hóa có lịch sử lâu đời và được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay.

Và là phương thức được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để xuất nhập khẩu vì ưu điểm tiết kiệm chi phí và đáp ứng được số lượng hàng hóa lớn nhất trong tất cả các phương tiện vận chuyển.

 6 nguyên tắc quan trọng khi sắp xếp container trên tàu biển:

Nguyên tắc sắp xếp Container thứ nhất: các container nào đến cảng dỡ trước thì sẽ được xếp lên trên 

Nguyên tắc sắp xếp container “theo thứ tự cảng đích” đảm bảo cho việc hàng hóa được dỡ xuống một cách thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Ví dụ một tàu container có chặng tuyến đi là Los Angeles – Miami – Việt Nam thì các container dỡ ở cảng Miami sẽ được xếp ở những tầng trên cao để thuận tiện cho việc dỡ hàng được nhanh chóng và thuận lợi. Nếu xếp không tuân thủ nguyên tắc này và xếp lẫn lộn những container kia ở những tầng dưới hoặc dưới hầm thì ta sẽ phải dỡ hết container ở phía trên ra rồi mới lấy được những container mình cần, rồi lại xếp những container kia trở lại xuống tàu rồi mới tiếp tục hành trình. Như vậy sẽ tốn thêm chi phí rất lớn và kéo dài thời gian hàng hóa cập bến.

Nguyên tắc sắp xếp Container thứ 2: Các container quá khổ (Platform container) nên đặt lên các tầng ở phía trên

Các container này thường chứa các loại hàng hóa cồng kềnh quá khổ quá tải nên chúng có kích thước lớn. Nếu đặt chúng ở những tầng dưới chúng sẽ chiếm chỗ của các container khác.

Nguyên tắc sắp xếp Container thứ nhất: Không xếp chồng các container khác lên phía trên các container hở mái

Các container hở mái (Container Open Top) là các container chứa các loại hàng hóa quá khổ về chiều cao nên nếu chúng bị các container khác xếp chồng lên trên sẽ gây biến dạng, hư hỏng cho hàng hóa.

Nguyên tắc sắp xếp Container thứ nhất:  Không được đặt các container 20ft lên trên container 40ft

Trên các tàu container sẽ được chia làm nhiều khoang – những lát cắt ngang, được đánh số từ mũi tàu. Một khoang sẽ xếp được 2 container 20 ft hoặc 1 container 40 ft. Các container (đặc biệt là các container xếp trên boong) sẽ được lên kết với nhau bằng gù. Ở các container 40ft chỉ có chân gù ở 4 góc mà không có các chân gù ở giữa vì vậy không đảm bảo liên kết giữa các container được chắc chắn và ổn định khi xếp chồng cont.

Nguyên tắc sắp xếp Container thứ nhất: Các container lạnh sẽ được xếp trên boong tàu

Đặc điểm đặc biệt của loại container này là cần phải duy trì một mức nhiệt độ nhất định để đảm bảo chất lượng hàng hóa bên trong. Nên chúng nên được đặt trên boong để đảm bảo việc có dây cắm điện đồng thời cũng thuận tiện để có thể kiểm tra thường xuyên.

Container lạnh được cấu tạo với bộ khung thép inox vững chắc, vách, nóc, sàn được cấu tạo 3 lớp, với lớp ngoài cùng bằng nhôm hoặc thép không rỉ, ở giữa là lớp PU cách nhiệt cách nhiệt dày 60mm có tỉ số nén cao, đảm bảo lưu thông khí, giữ lạnh hiệu quả với phạm vi nhiệt từ +30 độ C đến -30 độ C

Nguyên tắc sắp xếp Container thứ nhất: Các container có khối lượng nặng sẽ được xếp ở giữa, các container nhẹ hơn sẽ được xếp ở hai bên tàu

Khi tàu di chuyển trên biển chúng sẽ chịu tác động của rất nhiều loại lực khác nhau ảnh hưởng đến việc di chuyển của tàu. Nếu xếp các loại hàng hóa có khối lượng nặng được xếp ở hai bên tàu thì khi bị tác động bởi các loại lực này thì tàu sẽ không thể trở về trạng thái cân bằng khi gặp sóng lớn.

Cách đọc thông tin ký hiệu trên vỏ container

Cách đọc thông tin ký hiệu trên vỏ container
Thông tin ký hiệu trên vỏ container

Hệ thống nhận biết

Hệ thống nhận biết của một container bao gồm 4 thành phần:1. Mã chủ sở hữu (owner code)

Trên container bạn thường nhìn thấy 4 chữ cái được in hoa thì mã chủ sở hữu bao gồm 3 chữ cái viết hoa đầu tiên, được đăng ký với cơ quan đăng kiểm quốc tế hoặc đăng kí trực tiếp với Cục container quốc tế – BIC (Bureau International des Containers et du Transport Intermodal). 2. Ký hiệu của loại thiết bị (product group code)

Ký hiệu loại thiết bị là chữ cái thứ viết hoa thứ 4. Ký hiệu:

  • U: container chở hàng;
  • J: thiết bị có thể tháo rời của container chở hàng;
  • Z: đầu kéo hoặc mooc.

Hiểu rõ ký hiệu loại thiết bị giúp bạn nhanh chóng nắm được cách đọc thông tin ký hiệu trên vỏ container.3. Số seri (serial number / registration number)

– Số seri (serial number): đây là 6 chữ số bên cạnh mã chủ sở hữu và ký hiệu loại thiết bị. Nếu số seri không đủ 6 chữ số, thì các chữ số 0 sẽ được thêm vào phía trước để thành đủ 6 chữ số. Chẳng hạn, số seri là 1234, thì sẽ thêm 2 chữ số 0, và số seri đầy đủ sẽ là 001234. Chủ sở hữu sẽ tự ra ra số seri cho container nhưng phải tuân thủ nguyên tắc mỗi số chri sử dụng duy nhất cho 1 container.4. Chữ số kiểm tra (check digit)

Chữ số kiểm tra (check digit):

là một chữ số (đứng sau số seri), dùng để kiểm tra tính chính xác của chuỗi ký tự đứng trước đó. Với mỗi chuỗi ký tự gồm mã chủ sở hữu và số seri, áp dụng cách tính chữ số kiểm tra container, chúng ta sẽ tính được chữ số kiểm tra cần thiết.

Mục đích sử dụng số kiểm tra là để giảm thiểu rủi ro sai sót trong quá trình nhập số container.

Bài viết này mong sẽ giúp ích được các bạn hiểu thêm về nguyên tắc sắp xếp Container và cách đọc thông tin trên Container

Đọc thêm: Phương pháp chuyển đổi ma số hàng hóa CTC

Lựa chọn container phù hợp để đóng hàng

Hãng tàu OOCL

Đọc thêm: Vận chuyển hàng đi Đức

 

5/5 - (1 bình chọn)