Nội Dung
Căng thẳng Biển Đỏ đe dọa kinh tế toàn cầu
Các vụ tập kích tàu hàng trên Biển Đỏ vài tháng qua đang bóp nghẹt kênh đào Suez – một trong những tuyến thương mại chính của thế giới.
Diễn biến trên Biển Đỏ tác động đến vận tải biển
Lực lượng Houthi (Yemen) gia tăng tập kích tàu hàng đi qua Biển Đỏ sau khi chiến sự Israel – Hamas bùng phát hồi đầu tháng 10/2023.
Các tàu container vì thế phải tránh đi qua kênh đào Suez. Điều này khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn, kéo giá sản phẩm lên cao đúng thời điểm cả thế giới đang trong cuộc chiến chống lạm phát.
Khi căng thẳng leo thang, giới phân tích nhận định kinh tế toàn cầu ít nhiều cũng sẽ chịu ảnh hưởng.
Reuters đưa tin hãng xe điện Tesla gần như dừng sản xuất tại nhà máy ở Đức, do các vụ tấn công khiến nguồn cung phụ tùng của họ bị gián đoạn. Volvo Car tuần tới cũng sẽ dừng sản xuất 3 ngày tại nhà máy ở Bỉ, để chờ nguồn cung.
Căng thẳng Biển Đỏ khiến giá dầu cũng đang tăng cao
Dầu Brent và WTI phiên 12/1 có thời điểm tăng 3%, do lo ngại cuộc chiến trong khu vực này lan rộng, gây gián đoạn nguồn cung.
Hiện tại, 6 trong 10 hãng vận tải container lớn nhất thế giới, gồm Maersk, MSC, Hapag-Lloyd, CMA CGM, ZIM và ONE đã gần như hoàn toàn dừng đi qua Biển Đỏ.
Các tàu buộc phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi, khiến hành trình kéo dài thêm vài tuần. CEO Maersk Vincent Clerc hôm 11/1 cho biết trên Financial Times rằng việc thiết lập lại an ninh tại Biển Đỏ có thể mất “nhiều tháng”.
Vì thế, “điều này có thể gây ra những hậu quả rất nghiêm trọng với tăng trưởng kinh tế toàn cầu”, ông nói.
Nếu xung đột Israel-Hamas leo thang thành căng thẳng khu vực, hoặc lực lượng Houthi chuyển hướng tấn công sang các tàu dầu và tàu chở nguyên liệu thiết yếu như ngũ cốc, quặng sắt, gỗ, hậu quả với kinh tế toàn cầu sẽ càng nghiêm trọng.
Xem thêm:
Vận chuyển hàng đi Đức bằng đường biển giá rẻ, nhanh chóng
Mục đích sử dụng Master B/L và House B/L