CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

Giao nhận chiếm vị trí quan trọng trong quá trình vận tải và dịch vụ vận tải. Giao nhận rõ ràng, chi tiết sẽ tránh được những tranh chấp giữa người vận chuyển với người làm dịch vụ; giữa người làm dịch vụ với khách hàng, làm giảm các chi phí giám định, chi phí phương tiện chừo đợi, chi phí xếp dỡ … đẩy nhanh tiến độ vận chuyển và giao nhận hàng hoá. Nguyên tắc hoạt động của giao nhận hàng hoá là nhận sao, giao vậy. Trong thực tế, tuỳ theo đặc điểm của các loại hàng, loại hình vận chuyển … mà áp dụng các phương pháp giao nhận hàng hóa phổ biến sau, hãy cùng Công ty Vận Tải Đường Biển Quốc Tế tìm hiểu nhé!

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ
CÁC PHƯƠNG PHÁP GIAO NHẬN HÀNG HOÁ

Phương pháp giao nhận hàng hóa theo niêm phong, cặp chì.

– Phương pháp này thường áp dụng cho các loại hàng hoá đóng kiện; hàng vận chuyển container; hầm tàu biển, toa xe, ô tô (nếu đủ điều kiện niêm phong). Hình thức này hiện đang áp dụng khá phổ biến ở trong nước và quốc tế.

– Điều kiện để giao nhận theo phương pháp này là dấu hiệu niêm phong khi nhận và khi giao phải thống nhất (đúng mã số; ký hiệu), không có dấu hiệu bị tẩy xoá, rách đứt ….

– Hình thức niêm phong cặp chì thường sử dụng viên chì kẹp dây hoặc chì cối hoặc bằng giấy dán có mã ký hiệu riêng của người gửi.

– Nếu giao nhận theo phương thức này, người vận tải và người làm dịch vụ không chịu trách nhiệm về khối lượng và chất lượng hàng hóa bên trong. Tuy nhiên nếu do bất cẩn của người vận chuyển hoặc người làm dịch vụ để ướt hàng hoá bên trong dãan đến hư hỏng hàng hoá thì cho dù nguyên niêm phong thì người vận chuyển hoặc người làm dịch vụ vẫn phải bồi thường thiệt hại.

Người vận chuyển hoặc người làm dịch vụ phải bồi thường về mất mát hoặc thiệt hại (nếu có) trong trường hợp khi giao hàng không còn nguyên niêm phong.

Phương pháp giao nhận theo kiểm đếm.

– Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại hàng bao, thùng, kiện, thanh, thỏi, tấm …

– Điều kiện giao nhận hàng theo phương thức này là hàng hoá phải đếm được.

– Hình thức thể hiện của phương pháp này là kiểm đếm chi tiết số lượng kèm theo ghi rõ tình trạng bao bì, kiện khi giao nhận hàng.

– Người vận tải hoặc người làm dịch vụ có nghĩa vụ bồi thường trong trường hợp giao thiếu số lượng hoặc tình trangj hàng hoá khác với biên bản khi nhận hàng.

– Khi giao nhận theo phương pháp này, cần chú ý thống nhất giữa người nhận và người giao cách thức kiểm đếmvà đối chiếu để tránh nhầm lẫn, trùng, sót. Việc nhầm lẫn số lượng khi kiểm đếm sẽ làm tăng khá lớn chi phí như: phải kiểm đếm lại. Kiểm đếm lại sẽ kéo dài thời gian chờ đợi của phương tiện; những trường hợp không thể kiểm đếm lại thì phải cử người đi áp tải.

Phương pháp giao nhận theo mớn nước.

– Phương pháp này chỉ áp dụng cho các loại hàng rời có khối lượng lớn như: than đá, cát, quặng … vận chuyển trên các tàu, sà lan, lash …

– Điều kiện để thực hiện phương pháp này là phải am hiểu phương pháp đo mớn nước. Phương tiện vận chuyển phải có thước nước mạn chuẩn và sổ dung tích do đăng kiểm cấp.

– Phương pháp này độ chính xác không cao, sai số có thể lên tới 5%.

Phương pháp giao nhận theo khối lượng (cân).

– Phương pháp này áp dụng cho các loại hàng rời, hàng đóng bao … vận chuyển với khối lượng nhỏ hoặc hàng hoá vận chuyển bằng ô tô; toa xe …

– Điều kiện để thực hiện phương pháp này là tại các điểm giao nhận phải có cân chuẩn.

– Có thể áp dụng phương pháp cân toàn bộ lượng hàng hoá vận chuyển hoặc cân giám định một khối lượng hàng ngẩu nhiên sau đó kết hợp với phương pháp kiểm đếm để áp dụng cho một lượng hàng khác tương tự.

– Điều kiện áp dụng là hàng hoá phải đồng nhất về chủng loại, tỷ trọng và được đóng gói vào bao bì có cùng hình dáng, kích thước và trọng lượng.

Phương pháp giao nhận hàng hóa theo thể tích.

– Phương pháp này thường được áp dụng cho các loại hàng hoá giá trị thấp như: đất, đá, cát, than … không có điều kiện cân.

– Điều kiệ áp dụng phương pháp này là: thùng chở hàng phải “vuông thành, sắc cạnh” hoặc dễ dàng tính được thể tích thùng chở hàng (có thể kết hợp với phương pháp tính theo khối lượng riêng hàng hoá để tính khối lượng hàng.

– Hạn chế của phương pháp này là: dễ xây ra tranh chấp khi giao nhận do lượng hàng bị lún, nén trong quá trình vận tải.

Phương pháp giao nhận kết hợp.

Mỗi phương thức giao nhận đều có những ưu, nhược điểm nhất định, do vậy, cần phải kết hợp 2 hay nhiều phương pháp để bổ sung, khắc phục những hạn chế của các phương pháp hoặc khi không có sự thống nhất về phương pháp giao nhận 3 bên: giữa người gửi hàng – người làm dịch vụ – người chuyển chở hàng hoá..

Phương pháp giao nhận khác.

Ngoài các phương pháp trên, do đặc điểm hàng hoá, phương tiện, điều kiện giao nhận … thực tế còn sử dụng một số phương pháp khác (nhưng ít phổ biến) như: phun sơn (quét vôi) bề mặt hàng hoá; đong hàng thông qua một dụng cụ đo lường đã quy ước trước …

MONG THÔNG TIN TRÊN MANG ĐẾN BỔ ÍCH CHO BẠN!

Xem thêm:

HỎI ĐÁP VỀ LOGISTICS

Các loại kho bãi trong logistics

Rate this post