‘Cơn sốt’ cước tàu biển tăng mở rộng sang nhiều tuyến châu Á

‘Cơn sốt’ cước tàu biển tăng mở rộng sang nhiều tuyến châu Á

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu “kêu trời” vì tình trạng cước tàu biển tăng đang có nguy cơ mở rộng sang nhiều tuyến châu Á.

Tuyến châu Á cũng tăng

Bà Nguyễn Thị Kim Huyền, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Công ty Global Maritime Services, cho biết: Cơn sốt giá cước tàu biển hiện nay do Mỹ lên kế hoạch áp thuế mạnh lên nhiều loại hàng hóa Trung Quốc kể từ tháng 8. Chính vì vậy, các nhà xuất khẩu Trung Quốc và cả nhà nhập khẩu của Mỹ muốn đẩy mạnh việc xuất nhập khẩu trước thời hạn trên nhằm tránh bị đánh thuế. Phía các nhà xuất khẩu Trung Quốc đã trả giá cao hơn để lấy chỗ trên tàu. Thời điểm hiện tại, Trung Quốc sẵn sàng trả giá đến 1.000 USD cho 1 chỗ trên tàu, trong khi VN chỉ trả 600 USD.

Đề xuất để tránh tình hình cước tàu biển tiếp tục tăng

Để tránh thiệt hại khi cước tăng cao, một số nhà xuất khẩu đã thương thảo với đối tác hoãn thời gian giao hàng với hy vọng sắp tới cước sẽ giảm.

Tuy nhiên, theo dự báo của nhiều chuyên gia trong ngành, có thể cước sẽ tăng mạnh vào giữa cuối tháng 6.

Tình trạng tắc ngẽn tàu tại đường biển Á – Âu

Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp (DN) ngành logistics, hầu hết chuyến tàu từ châu Á đến châu Âu vẫn đi vòng qua mũi Hảo Vọng (châu Phi) khiến hành trình kéo dài thêm từ 9 – 14 ngày, để tránh xung đột ở Biển Đỏ.

Tình trạng tắc nghẽn tại các cảng trên tuyến đường biển Á – Âu ngày càng gia tăng. Không chỉ các tuyến đi Mỹ và EU mà nhiều tuyến trong khu vực châu Á cũng đang lên cơn “sốt”. Cụ thể như cước tàu từ Trung Quốc về VN tăng lên 800 – 900 USD/container 40 feet, tăng gấp 5 lần so với trước. Điều này khiến chi phí đầu vào của DN VN tăng đáng kể.

Ảnh hưởng của việc cước tàu biển tăng

“Việc tăng giá hiện nay tạo áp lực rất lớn lên cộng đồng DN về chi phí logistics. Chúng tôi đã có báo cáo tình hình đến các cơ quan chức năng như Cục Hàng hải (Bộ GTVT), Bộ Công thương để theo dõi và có biện pháp điều hành phù hợp. Tuy nhiên, việc cước tàu biển quốc tế tăng là một khó khăn lớn và rất khó khắc phục vì chúng ta phụ thuộc vào đội tàu nước ngoài. Chúng tôi cũng đã đề xuất một số giải pháp để giảm bớt gánh nặng cho DN như giảm các loại phí liên quan trong chuỗi chi phí logistics như cảng biển, phí bốc dỡ hàng hóa…”, ông Hiệp chia sẻ.

Giá vận chuyển hàng hóa container bằng đường biển đi các nước châu Âu và Mỹ đang có xu hướng tăng mạnh, chỉ số container thế giới tăng 12% đến 4.716 USD đối với container 40 feet trong tuần qua.

Kèm theo đó là tình hình tắc nghẽn cảng biển tại một số cảng tại châu Á và mất cân bằng vỏ container phục vụ hàng xuất nhập khẩu.

 

Doanh nghiệp xuất khẩu “kêu trời” vì cước tàu biển tăng

Sự lo lắng của các Doanh Nghiệp:

Ông Trần Quốc Mạnh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP phát triển sản xuất thương mại Sài Gòn (Sadaco), thừa nhận dù kim ngạch tăng trưởng và tín hiệu khởi sắc xuất hiện, nhưng tình hình khó khăn vẫn chưa hết. Hiện các DN không có đơn hàng số lượng lớn mà chỉ nhỏ giọt.
” Việc cước tàu tăng, nếu kéo dài sẽ đẩy giá cả hàng hóa tăng và kế hoạch mua hàng của các nhà nhập khẩu.”, ông Trần Quốc Mạnh lo lắng.
Ông Phạm Xuân Hồng, Chủ tịch HĐQT Công ty May Sài Gòn 3, than: “Cước tàu tăng ảnh hưởng rất nhiều đến việc vận chuyển hàng hóa và là một yếu tố cấu thành giá bán sản phẩm. Việc cước tàu tăng mạnh có thể làm đội giá sản phẩm khiến sức mua không đạt như kỳ vọng”.

 

Rate this post