Tìm hiểu về tạm nhập-tái xuất hàng hóa

Việc tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa rất phổ biến hiện nay. Vậy thế nào là tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hóa? Vậy hãy cùng công ty Vận tải đường biển Quốc Tế tìm hiểu rõ hơn:

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa

  Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.

Tạm nhập có thể hiểu nghĩa đơn thuần là việc nhập khẩu hàng hóa trong một thời gian ngắn hạn (“tạm”) vào lãnh thổ Viêt Nam. Thông thường, hàng hóa sau khi được nhập khẩu vào một quốc gia thì sẽ được lưu lại tại quốc gia đó để phân phối ra thị trường hoặc phục vụ cho một mục đích nhất định của doanh nghiệp nhập khẩu trong sản xuất kinh doanh và có lưu thông trên thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, với trường hợp tạm nhập thì hàng hóa nhập khẩu không nhằm mục đích cho lưu thông tại thị trường Việt Nam mà sau một thời gian ngắn được xuất khẩu sang nước thứ ba.

Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi hàng hóa được làm thủ tục thông quan, nhập khẩu vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu lại tới một quốc gia khác. Bản chất, hàng hóa này được xuất khẩu hai lần, xuất khẩu đi từ nước đầu tiên sau đó tạm nhập khẩu vào Việt Nam và lại xuất khẩu sang một nước khác nên gọi là tái xuất.

Căn cứ theo quy định tại Luật Hải quan năm 2014 và Nghị định số 69/2018/NĐ-CP, khái niệm tạm nhập tái xuất được hiểu là việc một thương nhân Việt Nam nhập khẩu hàng hóa từ một quốc gia, được làm đầy đủ thủ tục thông quan nhập khẩu vào Việt Nam, sau đó thương nhân Việt Nam làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu này sang một quốc gia khác hoặc có thể là chính quốc gia đã xuất khẩu ban đầu. Đồng thời, hàng hóa tạm nhập tái xuất này theo hình thức kinh doanh thì có thời gian lưu lại tại Việt Nam là không quá 60 ngày kể từ thời điểm thương nhân Việt Nam làm thủ tục tạm nhập qua khu vực hải quan.

2.Các hình thức tạm nhập tái xuất

Theo quy định tại Nghị định số 69/2018/NĐ-CP có các hình thức tạm nhập tái xuất như sau:

  • Tạm nhập tái xuất theo hình thức kinh doanh;
  • Tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn;
  • Tạm nhập tái xuất để tái chế, bảo hành theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài
  • Tạm nhập tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại;
  • Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác;
Hình ảnh minh họa

3.Các đặc điểm của tạm nhập tái xuất

    Đặc điểm của hình thức tạm nhập tái xuất bao gồm:

  • Là hình thức doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa nhưng không để tiêu thụ tại thị trường trong nước mà là để xuất sang một nước khác nhằm mục đích thu lợi nhuận.
  • Hàng hóa tạm nhập tái xuất không được gia công, chế biến tại nơi tái xuất;
  • Mục đích của các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa tạm nhập tái xuất nhằm thu về một lượng ngoại tệ lớn hơn vốn ban đầu;
  • Giao dịch có sự tham gia của ba bên;
  • Hàng hóa thường là những mặt hàng có cung cầu lớn và biến động thường xuyên;
  • Hàng hóa tạm nhập tái xuất thường được hưởng ưu đãi về thuế quan;
  • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Ví dụ: Với lý do điều kiện về trang thiết bị ; máy móc; dụng cụ y tế tại Việt Nam chưa đáp ứng được nhu cầu khám chữa bệnh trong nước, từ vấn đề này có một số tổ chức nước ngoài với mong muốn giúp đỡ Việt Nam trên cơ sở vì mục đích nhân đạo và muốn đưa các trang thiết bị y tế vào để hỗ trợ Việt Nam thì sẽ xuất hiện hình thức tạm nhập tái xuất các máy móc; trang thiết bị; dụng cụ khám chữa bệnh của nước ngoài vào lãnh thổ Việt Nam.

Trên đây là một số thông tin liên quan để tìm hiểu tạm nhập tái xuất là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn!

Tài liệu kham khảo:

  1. Vận tải đường biển quốc tế
  2. Vận tải hàng hóa bằng đường biển
Rate this post