Trong hoạt động giao thương, xuất nhập khẩu hàng hóa thì vận tải hàng hóa bằng đường biển là một trong những hình thức then chốt, quan trọng. Để giúp mọi người hiểu rõ hơn về loại hình vận tải này, hãy cùng Sea Transport tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau đây.
Tất Tần Tật Thông Tin Về Hình Thức Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển
Khái niệm vận tải hàng hóa bằng đường biển là gì?
Như chính tên gọi của nó, hình thức vận tải đường biển là việc sử dụng các phương tiện kết hợp cùng cánc cơ sở hạ tầng đường biển để hỗ trợ vận chuyển, giao nhận hàng hóa. Thông thường phương tiện vận tải đường biển chủ yếu là cần cẩu, xe cẩu, container, tàu tuyền…
Xu thế sử dụng vận tải hàng hóa thông qua đường biển
Đường biển đang cho thấy là tuyến vận tải hàng hóa tối về khả năng chuyên chở, phạm vi tiếp cận, chi phí. Hiện nay, các chuyến hàng giao nhận quốc tế được thực hiện phần lớn trên những chiếc tàu lớn trên biển. Các mặt hàng thông thường, hàng tiêu dùng, hóa chất, thiết bị y tế, chất đốt… đều có thể vận chuyển hiệu quả trên biển.
Vai trò của vận tải đường biển ở Việt Nam
Trong thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay, phương thức giao thông vận tải đóng góp một vai trò quan trọng bởi:
– Đây là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động giao thương quốc tế.
– Góp phần thúc đẩy hoạt động mua bán, giao thương quốc tế trong nước phát triển hơn.
– Giúp phát triển để góp phần thay đổi cơ cấu thị trường, hàng hóa trong hoạt động giao thương quốc tế.
– Ảnh hưởng trực tiếp đến chính cán cân thanh toán quốc tế hiện nay.
Những ưu nhược điểm của phương thức vận tải đường biển
Ưu điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển
– Vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn.
– Cho phép chuyên chở nhiều loại hàng.
– Chi phí vận tải lô hàng thấp.
– Độ an toàn cao, hiếm xảy ra va chạm giữa các tàu hàng.
Nhược điểm của vận tải hàng hóa bằng đường biển
– Cần kết hợp với các phương thức khác để lấy hàng từ nơi gửi và giao hàng đến nơi nhận.
– Thời gian di chuyển chậm.
– Không phù hợp cho mặt hàng nhanh hỏng, chất lượng giảm theo thời gian.
Một số rủi ro trong vận tải hàng hóa bằng đường biển
– Rủi ro từ thiên tai: Bão, lụt, mưa giông, sóng thần,… đều có thể ảnh hưởng đến tàu hàng.
– Rủi ro từ tai nạn trong khi di chuyển: Việc các tàu va chạm nhau, mắc cạn khi tới vùng biển nông, chìm thuyền cũng là những rủi ro, nhưng hiếm khi gặp phải.
– Rủi ro từ con người: Cướp tàu, bị cơ quan chức năng tịch thu hàng do nghi ngờ hàng hóa có vấn đề.
Các loại phí trong vận tải hàng hóa bằng đường biển
Cũng tương tự như các loại hình vận tải khác, ở vận tải bằng đường thủy thì doanh nghiệp cũng sẽ mất nhiều khoản phí và phụ phí khác nhau. Bao gồm:
– O/F (Ocean Freight): Phí từ cảng này đến cảng khác hay còn gọi là cước đường biển.
– Phí chứng từ: Loại phí để hãng tàu làm thủ tục và vận đơn cho lô hàng.
– Phí THC (Terminal Handling Charge): Khoản phí thu trên mỗi container để phù đắp cho các hoạt động khác tại cảng như: tập kết container, xếp dỡ hàng hóa,…
– Phí CFS (Container Freight Station fee): Chi phí cho lô hàng lẻ xuất nhập khẩu và còn nhiều phụ phí khác.
Quy trình Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển
Cũng tương tự như nhiều phương thức vận tải khác, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa bằng đường thủy sẽ có quy trình thực hiện như sau:
Bước 1:
Doanh nghiệp tìm kiếm, liên hệ với đơn vị cung cấp dịch vụ vận tải để được tư vấn dịch vụ, cũng như cung cấp thông tin giao nhận hàng chi tiết và làm hợp đồng.
Bước 2:
Tiến hành khai báo hải quan để được cấp chứng nhận thông quan. Ở bước này cơ quan chức năng sẽ kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hàng hóa theo đúng quy định. Phía chủ hàng phải cung cấp đủ các giấy tờ cần thiết, xin giấy phép lưu hành theo đúng quy định của hải quan.
Bước 3:
Hàng hóa sẽ tiến hành được lưu kho đến bến cảng để tiếp tục kiểm tra, sau đó được xếp dỡ lên boong tàu theo lịch trình.
Bước 4:
Xếp hàng lên tàu và tiến hành vận chuyển.
Bước 5:
Sau khi hàng cập bến đích sẽ được xếp dỡ và giao đến người nhận như trong hợp đồng đã ký kết.
Trên đây là toàn bộ thông tin về Hình Thức Vận Tải Đường Biển. Mong rằng thông tin này của Sea Transport, có thể giúp các bạn hiểu thêm về hình thức vận tải biển.
xem thêm: Vận chuyển hàng hóa từ Việt Nam đi Bỉ bằng đường biển giá rẻ
Các ký hiệu trên container cần biết
Vận chuyển gạo từ Hải Phòng đi Mỹ bằng đường biển
Cảng Thượng Hải (Shanghai) – Hải cảng lớn nhất Trung Quốc và toàn cầu