Nội Dung
Ý nghĩa của Công ước Hamburg đối với công nghiệp hàng hải
1. Công ước Hamburg là gì?
Công ước Hamburg tên gọi đầy đủ là Công ước Liên hiệp quốc về chuyên chở hàng hóa bằng đường biển năm 1978.
2. Thực tiễn đòi hỏi đổi mới quy định về thương mại hàng hải như thế nào?
Cùng với sự phát triển bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ vào những năm thập kỷ 70 và 80 của thế kỷ XX
Ngành công nghiệp thương mại hàng hải cũng không ngừng phát triển về mọi mặt
- Cơ sở vật chất kỹ thuật
- Phương tiện vận tải
- Bốc xếp, thông tin liên lạc.
Thêm vào đó, cùng với những biến động mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới, những cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ
Nó đã làm thay đổi nhiều vấn đề cơ bản của ngành công nghiệp quan trọng nhưng đầy rủi ro này.
Nhiều khái niệm, nguyên tắc cơ bản đang thịnh hành lại đã và đang ngày càng trở nên lỗi thời
Trong lĩnh vực phân định trách nhiệm của các bên liên quan
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thể hiện bằng một vận tải đơn
Công ước Brucxelles 1924 tuy đã hai lần được sửa đổi
Bổ sung bằng các Nghị định thư Visby 1968 và Nghị định thư SDR 1979
Được các nhà làm luật và tòa án giải thích phù hợp với thời đại mới nhưng đã chưa làm cho nhiều người thỏa mãn.
Mặt khác, nếu nhìn nhận một cách khách quan các Quy tắc Hague và Hague – Visby, đã bộc lộ những điểm bất hợp lý
Đòi hỏi phải sửa đổi hoặc thiết lập một hệ thống quy định mới về công nghiệp hàng hải phù hợp hơn. Từ đó, Công ước Hamburg ra đời.
Ý nghĩa của Công ước Hamburg đối với công nghiệp hàng hải
Nội dung chính của Quy tắc cũng xoay quanh đối tượng điều chỉnh là mối quan hệ trách nhiệm giữa một bên là chủ tàu và/hoặc người chuyên chở hoặc người đại lý của họ với một bên là chủ hàng và/hoặc người nhận hàng. Không chỉ dừng lại ở dự định cải thiện tình hình, thay đổi một chút cán cân trách nhiệm, khắc phục các vấn đề còn tồn tại của Quy tắc Hague và Quy tắc Hague – Visby.
Ý nghĩa của quy tắc Hamburg đối với công nghiệp hàng hải được thể hiện qua những thay đổi cơ bản của nó. Những thay đổi cơ bản thể hiện trong Quy tắc là:
Phạm vi áp dụng Công ước Hamburg:
Quy tắc Hamburg mở rộng hơn so với Quy tắc Hague – Visby là cho phép áp dụng cho một hành trình có cảng dỡ hàng là cảng của một nước tham gia Công ước.
Thời hạn trách nhiệm của công ước Hamburg
Theo quy định của Quy tắc thì người chuyên chở phải chịu trách nhiệm đối với hàng hóa kể từ khi họ đảm nhận hàng hóa ở cảng đi cho đến khi giao xong hàng cho người nhận hàng ở cảng đến. Nói cách khác là giới hạn “từ cần trục đến cần trục” của Quy tắc Hague hay “từ lan can tàu đến lan can tàu” của các điều kiện giao nhận ngoại thương đã được mở rộng bao gồm cả khu vực cảng đi và cảng đến sau khi người chuyên chở đã nhận hàng.
Cơ sở trách nhiệm.
Quy tắc Hamburg xác định trách nhiệm của người chuyên chở không theo cách liệt kê các trường hợp chịu trách nhiệm và các trường hợp miễn trách mà dựa trên nguyên tắc “lỗi hoặc sơ suất suy định” (presumed fault or neglect).
Các trường hợp miễn trách nhiệm cho người chuyên chở.
Quy tắc Hamburg bãi bỏ các trường hợp miễn trách được quy định bởi Quy tắc Hague. Người chuyên chở chỉ được miễn trách nhiệm trong trường hợp là hư hỏng mất mát hoặc chậm giao hàng là do hỏa hoạn gây ra.
Giới hạn trách nhiệm.
Quy tắc Hamburg đã nâng mức giới hạn trách nhiệm lên một mức phù hợp hơn với tình hình thực tế và phù hợp với mức giới hạn của các Công ước khác về vận tải hàng hóa
Đọc thêm: Vận chuyển LCL Hồ Chí Minh đi Shanghai